A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh

NGUYỄN VĂN SƠN 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

CTTBTG - Năm 2022, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025, là năm có điều kiện thuận lợi và cũng nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong 4 tháng đầu năm 2022, nhiều đợt thiên tai gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân; giá cả xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu biến động lớn; nguồn lực đầu tư khan hiếm... UBND tỉnh đã chủ động, đổi mới, vừa kiên trì, quyết liệt thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển trong dài hạn theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, vừa linh hoạt, kịp thời xử lý các vấn đề cấp bách, phát sinh.

 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đón nhận Bằng ghi danh Thực hành Then của Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đón nhận Bằng ghi danh Thực hành Then của Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Với tinh thần chủ động, ngay từ giữa tháng 12 năm 2021, UBND tỉnh đã triển khai giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2022 cho các đơn vị; kịp thời ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ đạo điều hành của Chính phủ; tổ chức triển khai các chính sách của Trung ương và các nghị quyết chuyên đề, chương trình, đề án của tỉnh; trong đó, đã ban hành 6 Chỉ thị; 7 Chương trình hành động; 84 Kế hoạch chuyên đề trên các lĩnh vực.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kiểm tra bản thiết kế tuyến đường Mậu Duệ - Mèo Vạc.            Ảnh: KIM TIẾN
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kiểm tra bản thiết kế tuyến đường Mậu Duệ - Mèo Vạc. Ảnh: KIM TIẾN

Trong đó, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH năm 2022-2023 trên địa bàn tỉnh; khẩn trương thực hiện các thủ tục để triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo chỉ đạo của Trung ương; tổ chức triển khai nhiều chương trình, các đề án lớn của tỉnh như: Cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững; phát triển bền vững cây cam Sành; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện; thường xuyên tổ chức kiểm tra thực địa, giám sát việc đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm; chỉ đạo và đề ra nhiều giải pháp quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ODA; chỉ đạo nhiều giải pháp quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách nhà nước, cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp. Tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp chuyên đề tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng lĩnh vực giáo dục, y tế; tăng cường đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu,  xa, vùng biên giới; chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; tổ chức các sự kiện lớn về chính trị, văn hóa, du lịch tạo bầu không khí tích cực, phấn khởi thi đua lao động, sản xuất và góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh Hà Giang tới công chúng trong nước và quốc tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kiểm tra việc tôn tạo khu vực nhà giam của Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Căng Bắc Mê.        Ảnh:  KT
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kiểm tra việc tôn tạo khu vực nhà giam của Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Căng Bắc Mê. Ảnh: KT

Dưới sự quan tâm chỉ đạo toàn diện của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, cùng sự lãnh đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả của UBND tỉnh, chính quyền các cấp, tình hình KT-XH của tỉnh năm 2022 đạt được nhiều kết quả tích cực và toàn diện.

Vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế Hà Giang tăng trưởng ấn tượng 7,8%, cao nhất trong các năm vừa qua; các ngành kinh tế hồi phục, tăng trưởng mạnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,04%, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 15,25%, khu vực dịch vụ tăng 5,97%. Đặc biệt, ngành Du lịch phát triển khởi sắc, lượng khách đến với Hà Giang đạt trên 2,2 triệu lượt khách, Hà Giang trở thành điểm đến yêu thích, an toàn, thân thiện của đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn tặng Lẵng hoa chúc mừng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tại buổi gặp mặt kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam.        Ảnh: VĂN NGHỊ
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn tặng Lẵng hoa chúc mừng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tại buổi gặp mặt kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Ảnh: VĂN NGHỊ

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; lĩnh vực y tế, giáo dục tiếp tục được cải thiện; công tác an sinh xã hội được đảm bảo; 6.700 người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Chương trình 1953 của Tỉnh ủy; bản sắc văn hóa các dân tộc được gìn giữ, phát triển, hủ tục, tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ; tỷ lệ hộ nghèo giảm 5% vượt kế hoạch đề ra. Tình hình an ninh biên giới, an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn ổn định, đường biên, mốc giới, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn thăm mô hình phát triển kinh tế của hộ dân ở thôn Chì, xã Xuân Giang (Quang Bình).                 Ảnh: HẢI ĐĂNG
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn thăm mô hình phát triển kinh tế của hộ dân ở thôn Chì, xã Xuân Giang (Quang Bình). Ảnh: HẢI ĐĂNG

Đặc biệt, cùng với kết quả tích cực trong triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thiện, đồng bộ hóa hệ thống quy hoạch KT-XH, xây dựng, đất đai...; những đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; dự án Cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang được triển khai đầu tư; sự cải thiện tích cực, rõ nét trong cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh; cùng tầm nhìn, định hướng phát triển nhất quán theo hướng xanh, bản sắc, bền vững đã, đang và sẽ là nền tảng, động lực quan trọng cho Hà Giang tiếp tục phát triển vượt bậc trong các năm tiếp theo.

Bước sang năm 2023, là năm có ý nghĩa quan trọng, tăng tốc thực hiện và phấn đấu hoàn thành sớm mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kiểm tra việc xây dựng sa bàn diễn tập khu vực phòng thủ huyện Xín Mần.            Ảnh: đặng kim
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn kiểm tra việc xây dựng sa bàn diễn tập khu vực phòng thủ huyện Xín Mần. Ảnh: Đặng Kim

UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục phát huy thành tựu, kết quả  đạt được, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, đổi mới tư duy, chủ động, sáng tạo, hành động quyết liệt, hiệu quả, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành cùng các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023 với 35 chỉ tiêu chủ yếu, 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.Trong đó, phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 14.800 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng đạt trên 8%; thu hút 2,5 triệu lượt khách du lịch; tỷ lệ đô thị hóa đạt 23,4%; hoàn thành thêm 136 tiêu chí Nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4% (tương đương 7.660 hộ nghèo). Duy trì trên 95% xã, phường, thị trấn, cơ quan đạt tiêu chuẩn về an ninh, trật tự, tạo môi trường an toàn, ổn định cho phát triển; đồng thời tăng tốc thực hiện, sớm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra đến năm 2025, đưa Hà Giang vững vàng, tiến bước trên con đường hướng đến phồn vinh, hạnh phúc.


Tác giả: Nguyễn Văn Sơn
Thống kê truy cập
Hôm nay : 202
Hôm qua : 4.744
Tháng 04 : 106.867
Năm 2024 : 295.207