A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu cho Hà Giang kịp thời, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đặc biệt là giải quyết việc làm cho người lao động.

Trong năm 2022, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang đã chủ động tham mưu cho tỉnh ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch liên quan đến lĩnh vực của ngành kịp thời, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đặc biệt là giải quyết việc làm cho người lao động.

Đa dạng giải pháp giải quyết việc làm

Số dân tỉnh Hà Giang hiện có hơn 887.000 người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 87,6%. Hằng năm Hà Giang có 16.000 thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Ðể giải quyết việc làm, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã tổ chức, sắp xếp lại theo hướng đào tạo nghề, đẩy mạnh tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân về việc học nghề phù hợp nhu cầu lao động thực tiễn; chú trọng công tác đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương để giải quyết việc làm; chuyển đổi nghề cho người lao động.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang, nâng cao tỷ lệ người học nghề và người được dạy nghề có việc làm là yếu tố quan trọng góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương. Do đó, cùng với việc nâng cấp trang thiết bị giảng dạy tương xứng với quy mô, loại hình từng cơ sở đào tạo nhằm nâng cao tay nghề của người lao động thì Sở cũng đang phân luồng, tư vấn hướng nghiệp với mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề. Mỗi năm đào tạo trung bình 8.000 lao động ở các cấp trình độ.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang: Chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động

Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đi kiểm tra thực tế tại địa phương

Với các giải pháp đó, đến nay, các chỉ tiêu kế hoạch đều đạt và vượt. Số lao động được giải quyết việc làm đạt 213,4% kế hoạch năm, tăng 110% so với cùng kỳ năm 2021; Chất lượng giáo dục nghề nghiệp bước đầu được cải thiện, việc liên kết đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực, số lượng học viên đào tạo các trình độ nghề tăng (đạt 135% chỉ tiêu, tăng 116,7% so với năm 2021); công tác giảm nghèo tiếp tục được được quan tâm, số hộ nghèo giảm 8.784/5700 hộ (tăng 154% so với kế hoạch giao)… Công tác cải cách hành chính được triển khai đồng bộ, kịp thời; Việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là chữ ký số tiếp tục được duy trì có hiệu quả.

Trong 11 tháng qua, Sở đã tổ chức 203 hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề, định hướng nghề nghiệp tại các xã, cụm xã trên địa bàn các huyện trong tỉnh cho 15.072 người, trong đó giới thiệu việc làm thành công 1.381 người; ước thực hiện năm 2022, tổ chức 250 hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề, định hướng nghề nghiệp cho 16.133 người, đạt 161,3% kế hoạch (tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó giới thiệu việc làm thành công 1.404 người; tiếp nhận và giải quyết 1.979 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 1.878 người.

Song song với đó, năm 2022, Sở cũng cho vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã hỗ trợ cho vay các nguồn vốn số tiền trên 175 tỷ đồng, đạt 219% kế hoạch (tăng 19% so với cùng kỳ năm 2021) góp phần tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho trên 5.000 lao động; toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 36.710 lao động, đạt 213,4% kế hoạch (tăng 110% so với cùng kỳ năm 2021).

Tiếp tục phấn đấu giải quyết tốt việc làm cho người lao động

Năm 2023 là năm tiếp tục thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, toàn ngành tập trung triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Cụ thể như sau:

Theo đó, mục tiêu tổng quát là tiếp tục phát triển thị trường lao động, gắn với giải quyết việc làm và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; từng bước cải thiện, nâng cao mức sống người có công, người nghèo, đối tượng yếu thế trong xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng tốt hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang: Chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động

 

Bên cạnh đó, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57,8%. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm theo cách tiếp cận đa chiều (trong đó huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn giảm 6%/năm trở lên).

Song song với đó, phối hợp cùng cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, phấn đấu cuối năm 2023, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc/tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của tỉnh đạt 18%; Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện/tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của tỉnh đạt 09%; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp/tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của tỉnh đạt 16%.

Sở cũng đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 17.800 lao động, trong đó đi làm việc ở nước ngoài và các tỉnh trong nước 10.600 lao động (xuất khẩu lao động 400 người). Thêm nữa, đào tạo giáo dục nghề nghiệp cho 10.500 người, trong đó sơ cấp và dưới 3 tháng 9.560 người; trung cấp 770 người, cao đẳng 170 người. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh từ 56,6% năm 2022 lên 57,8% năm 2023; Trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ 21%.

Sở cũng tiếp tục duy trì 100% xã, phường làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công theo 6 tiêu chí của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; 100% trở lên gia đình chính sách có mức sống ngang bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú...

Những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm của tỉnh Hà Giang không chỉ là cách làm hay, đổi mới giúp người lao động tìm được công việc phù hợp nhu cầu và năng lực thực tế mà còn giúp họ có cuộc sống ổn định, nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi cơ cấu chuyển dịch lao động, phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

 


Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.013
Hôm qua : 2.987
Tháng 04 : 103.934
Năm 2024 : 292.274