A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong công tác quản lý thuế đã giúp ngành Thuế chuyển đổi số một cách toàn diện

Đó là khẳng định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh tại Hội thảo-Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách nhà nước năm 2022 (VDF 2022) với chủ đề “Thúc đẩy Chuyển đổi số và Hiện đại hóa toàn diện ngành Tài chính” vừa được Cục Tin học & Thống kê tài chính và Viện Chiến lược & Chính sách tài chính đồng tổ chức ngày 17/11/2022. Hội thảo - Triển lãm VDF 2022 có sự tham gia của đại diện các cơ quan của Quốc hội; Chính phủ; các bộ, ngành; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO).

Ông Nguyễn Đại Trí - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

 

theo đó, định hướng đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Theo Cục trưởng Nguyễn Đại Trí, ngành Tài chính thời gian qua cũng đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý tài chính - NSNN thông qua việc Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Phát biểu tham luận tại Hội thảo-Triển lãm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh chia sẻ về định hướng chiến lược chuyển đổi số hệ thống công nghệ thông tin ngành thuế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh, thực hiện chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong những năm qua, ngành Thuế luôn nỗ lực cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý, từ việc hoàn thiện môi trường pháp lý đến phát triển hạ tầng, cung cấp các dịch vụ thuế điện tử theo hướng tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

Với phương châm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”, ngành Thuế đã và đang triển khai nhiều dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế và chuyển đổi số một cách toàn diện.

Trong 2 năm liên tiếp, Tổng cục Thuế vinh dự được nhận “Giải thưởng cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc năm 2021- 2022”. Đây chính là động lực cho ngành Thuế tiếp tục mở rộng, triển khai các dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực thuế phục vụ người dân, doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số trong ngành Thuế trong giai đoạn tiếp theo, góp phần nâng cao hình ảnh của cơ quan thuế đối với các người dân, doanh nghiệp.

Tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được trong công tác chuyển đổi số năm 2021-2022, trong giai đoạn tới, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Thuế sẽ có nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển. Chính vì vậy, để có được sự thành công trong chuyển đổi số, ngành Thuế cần tiếp tục cung cấp các dịch vụ thuế số và các dữ liệu điện tử để tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần nâng cao xếp hạng của Việt Nam về mức độ đơn giản, thuận lợi về thuế, cụ thể bao gồm:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh triển khai phần mềm hóa đơn điện tử (HĐĐT) đáp ứng các chính sách mới về HĐĐT và mở rộng xây dựng hệ thống Cổng kết nối tiếp nhận dữ liệu HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền; Xây dựng Kho cơ sở dữ liệu về HĐĐT và triển khai các giải pháp, công cụ phân tích, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro về thuế.

Hai là, xây dựng và triển khai hệ thống Quản lý thuế tích hợp, tập trung đáp ứng tái thiết kế quy trình nghiệp vụ trên nền tảng kiến trúc hiện đại, ứng dụng công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn,…; Phát triển và cung cấp các dịch vụ thuế số cho người nộp thuế, qua đó, giúp tăng trải nghiệm cho người dân và doanh nghiệp.

 

trung dữ liệu quản lý từ các sàn thương mại điện tử, nhà cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới. Xây dựng hệ thống giám sát tự động 24/7, quy định trách nhiệm phối hợp quản lý của sàn thương mai điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ số.

Bốn là, xây dựng nền tảng dữ liệu phục vụ nghiệp vụ quản lý thuế và các dịch vụ thuế thông minh bao gồm: Triển khai nền tảng quản trị dữ liệu hiện đại hỗ trợ dữ liệu lớn và quản lý dữ liệu chủ; triển khai các mô hình phân tích dự báo dữ liệu hỗ trợ quản trị rủi ro, quản trị chất lượng và quản trị hiệu năng.

Năm là, triển khai hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn an ninh cho hệ thống CNTT ngành Thuế theo định hướng chuyển đổi số (kiến trúc nền tảng hạ tầng kỹ thuật được chuyển đổi theo hướng dịch vụ, phát triển theo xu hướng công nghệ điện toán đám mây; phát triển hạ tầng Internet vạn vật và ứng dụng các công nghệ số mới trong xây dựng các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công tác quản lý thuế).

Thùy Linh


Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.468
Hôm qua : 2.987
Tháng 04 : 106.389
Năm 2024 : 294.729