A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Đồng Văn ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết của tỉnh về triển khai xây dựng nông thôn mới đến năm 2025

Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 25/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang, về lãnh đạo triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2025. Để triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết của tỉnh đề ra, ngày 10/10/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn đã xây dựng Chương trình số 43/Ctr-HU thực hiện Nghị quyết trên địa bàn huyện đến năm 2025.

 

Mô hình trồng rau bắp cải tại xã Sảng Tủng, Đồng Văn

Mô hình trồng rau bắp cải tại xã Sảng Tủng, Đồng Văn

Mục tiêu chung của Chương trình nhằm cụ thể hoá việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Làm cơ sở cho UBND huyện, các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện trong đó tập trung vào 05 nội dung cơ bản (quy hoạch; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; phát triển văn hóa - xã hội gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh nông thôn).
Mục tiêu cụ thể đó là hoàn thành phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn năm 2021-2030 cho 05/17 xã, đảm bảo đến hết quí I/2023 có 17/17 xã được quy hoạch. Đến năm 2025, đảm bảo đạt tỷ lệ 100% số thôn biên giới đạt tiêu chí điện và tiêu chí giao thông. Có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Phố Là và xã Sủng Là), nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới 03/17 xã. Duy trì 01 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lũng Cú). Số thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới tăng thêm 113 thôn; nâng tổng số thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới lên 119 thôn/197 thôn.
Để tổ chức, thực hiện có hiệu quả Chương trình, huyện Đông Văn đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đó là:
Huy động tối đa sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất toàn diện của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tham gia vào cuộc của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến xã trong xây dựng nông thôn mới. Đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt Chỉ thị 09 và Nghị Quyết số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng bài trừ các hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phong trào Dân vận khéo thi đua xây dựng tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Chung sức xây dựng Nông thôn mới” ở các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư.
Công tác lập quy hoạch chung xây dựng xã bám sát quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Quy hoạch cao nguyên đá Đồng Văn, trên cơ sở đó tiếp tục rà soát, lập quy hoạch xây dựng các vùng trên địa bàn huyện.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất và phát triển toàn diện, đồng bộ, bền vững. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới để đảm bảo: cứng hóa 100% các tuyến đường đến các trung tâm thôn, đường trục thôn, liên thôn, đường ngõ xóm đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa, 17/17 xã đạt tiêu chí giao thông; 100% thôn có điện, 17/17 xã đạt tiêu chí về điện; trên 41% số xã đạt chuẩn về trường học.
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục thực hiện chương trình "3 cây, 4 con'' của huyện, chương trình cải tạo vườn tạp, tạo sinh kế cho người dân; thực hiện các kế hoạch, đề án phát triển các sản phẩm chủ lực của huyện gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ; chú trọng phát triển tổ chức sản xuất theo các hình thức liên kết gia trại, trang trại, Hợp tác xã, Tổ hợp tác tạo ra các sản phẩm (OCOP) được cấp chỉ dẫn địa lý.
Tăng cường công tác xã hội hóa cùng với các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội.
Xây dựng cảnh quan, môi trường, triển khai thực hiện tốt quy hoạch chi tiết hệ thống cây xanh; đầu tư hoàn thiện các hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường; hỗ trợ nhân dân xây dựng các hạng mục công trình vệ sinh hộ gia đình (nhà tắm, nhà tiêu, láng bó nền nhà, bể nước, chuồng trại và hố ủ phân), đảm bảo vệ sinh môi trường, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong từng năm, nâng cao trình độ chính trị, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý quốc phòng - an ninh. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Bảo đảm Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.
Về nguồn lực đầu tư, huyện Đồng Văn xác định lấy Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới làm gốc, 02 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các chương trình dự án khác sẽ thực hiện hỗ trợ, lồng ghép nguồn vốn.


Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.623
Hôm qua : 4.009
Tháng 05 : 59.572
Năm 2024 : 358.986