A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Đồng Văn cung cấp thông tin cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

CTTBTG - Ngày 26/5, UBND huyện Đồng Văn tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn. Đến dự có lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ban Dân vận, Ủy ban MTTQ; Lãnh đạo Công an, Phòng dân tộc huyện và 225 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiẻu số.

Trên địa bàn huyện Đồng Văn gồm 17 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiến trên 90% dân số toàn huyện. Huyện có 17 xã, 02 thị trấn với 225 thôn, tổ dân phố, trong đó Dân tộc Mông chiếm 88,4%, còn lại các dân tộc khác như Tày, Giấy, Lô Lô, Pu Péo, Hoa, Hán, Cờ Lao.... Trong đó, đồng bào DTTS có gần 98%, trên 15.000 hộ  với tổng dân số 70.000 khẩu; có 225 người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Toàn cảnh hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được truyền đạt, trao đổi về những nội dung cơ bản trong Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030; trọng tâm là giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, giai đoạn 2021-2030, trọng tâm là giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; Triển khai nội dung Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 10/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Đảng bài trừ các hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/5/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng chí Vàng Mí Chỏ, Trưởng Phòng Dân tộc thực hiện cung cấp thông tin

Theo đó, huyện Đồng Văn đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể là tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc; Phát huy tiềm năng, lợi thế, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội; tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất chuỗi giá trị tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc trưng chất lượng cao; Thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho nhân dân và đảm bảo đầy đủ các chính sách an sinh xã hội; Đẩy mạnh thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Phấn đấu đến năm 2025 huyện Đồng Văn từng bước thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, đến năm 2030 thoát khỏi huyện nghèo (huyện 30a); đến năm 2045 là huyện phát triển trung bình khá của tỉnh. Cụ thể đến hết năm 2025 huyện có 02 xã công nhận đạt tiêu chí Nông thôn mới và 113 thôn được công nhận thôn đạt chuẩn thôn Nông thôn mới; 100% thôn có điện, đường giao thông nông thôn đạt chuẩn Nông thôn mới; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 8% trở lên…

Đại biểu dự hội nghị

Ngoài ra, các đại biểu cũng được thông tin về Kế hoạch công tác dân tộc năm 2023 của tỉnh cùng các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu về y tế, văn hóa, xã hội; các chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở vùng DTTS và miền núi…

Qua đây nhằm cung cấp, trang bị cho những người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện có thêm có thêm thông tin, kiến thức về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để tăng cường và phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người có uy tín, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với đồng bào DTTS. Nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện.


Tác giả: Dương Ngọc Đức
Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.462
Hôm qua : 1.689
Tháng 06 : 92.714
Năm 2024 : 505.100