A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Giang sau 10 năm thực hiện công tác tuyên truyền về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết số 24- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

CTTBTG - Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Để cụ thể hóa Nghị quyết số 24-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình s 93- CTr/TU, ngày 31/12/2013 thực hiện Nghị quyết số 24 - NQ/TW v ch động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản tài nguyên và bo vệ môi trường; Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các nghị quyết, kế hoạch, quyết định về quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020; quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hà Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường…Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng chỉ đạo tuyên truyền thông qua hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh, hội nghị giao ban báo chí hằng tháng; biên tập, in và phát hành Bản tin thông báo nội bộ gửi đến các chi bộ; kịp thời định hướng thông tin dư luận trước vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trên địa bàn, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong triển khai thực hiện các nghị quyết.

Người dân trồng cây bảo vệ môi trường tại xã Phương Độ

Trong 10 năm qua công tác tuyên truyền được quan tâm, triển khai, sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở, thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Kết quả đã tổ chức hội nghị tập huấn được 36 lớp với trên 3.000 người tham dự; tuyên truyền về lĩnh vực đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phổ biến thông tin, kiến thức về môi trường đến người dân, doanh nghiệp, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn,... cho trên 400.000 lượt người nghe; phát hành 4.500 tờ gấp, 4.500 tài liệu hỏi đáp về môi trường; in 100 băng đĩa, 170 quyển tài liệu và 170 tờ rơi cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ...Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh phát trên sóng truyền hình thực hiện 120 số chuyên mục, 240 phóng sự ngắn, phát sóng 480 lần; sản xuất 1.560 tin, phát sóng 3.120 lần; phát trên sóng phát thanh 100 số chuyên mục, phát sóng 200 lần; phát 125 phóng sự ngắn, 950 tin; đăng tải trên trang thông tin điện tử 95 chuyên mục, 180 phóng sự ngắn,1.200 tin... Báo Hà Giang duy trì đăng tải tin, bài, phản ánh đa dạng bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với tuyên truyền nông nghiệp, nông dân, nông thôn và công tác xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trong tỉnh trên các ấn phẩm báo chí (Báo Hà Giang điện tử, Báo Hà Giang thường kỳ).

 

 

Người dân tham gia vệ sinh môi trường tại huyện Đồng Văn

Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường được tuyên truyền lồng ghép trong các chiến lược, quy hoạch, chương trình, các phong trào thi đua.. tiêu biểu như phong trào xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới”,...“Nói không với rác thải nhựa”. Các tiêu chí về môi trường được đưa vào hương ước, quy ước của thôn, bản, làm cơ sở cho người dân thực hiện; các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, kỷ niệm ngày môi trường thế giới (5/6), ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5), ngày Đại dương thế giới (08/6), chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, làm sạch đường làng ngõ xóm, trồng cây xanh... Sau  10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW; các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đã chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền nhiều nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, triển khai thực hiện hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn. Việc đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp các địa phương, đơn vị, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa, vai trò của công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường...

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế như: Nhận thức về bảo vệ môi trường của một số người dân còn chưa cao, nhất là các khu vực nông thôn, vùng cao, biên giới; công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường còn gặp một số khó khăn do phong tục tập quán, văn hóa và thói quen của một bộ phận dân cư trong việc xả nước thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp chưa tốt, chưa quan tâm đầu tư cải tiến công nghệ xử lý môi trường...

Để thực hiện có hiệu quả công tác ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong thới gian tới, các cấp ủy, chính quyền sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 24-NQ/TW và Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị; Chương trình số 93- CTr/TU của Tỉnh ủy; chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bằng nhiều hình thức phù hợp; phát động các phong trào bảo vệ môi trường tạo sự chuyển biến của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân;  tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các chủ trương, chính sách về công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương, đơn vị...


Tác giả: Nguyễn Thu Vân
Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.749
Hôm qua : 3.275
Tháng 07 : 67.899
Năm 2024 : 573.245