A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tin trong nước nổi bật số tháng 8

Sự trưởng thành, lớn mạnh của ngành Tuyên giáo qua 90 năm xây dựng và phát triển

1. Hệ thống tuyên giáo các cấp ngày càng được củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ tuyên giáo không ngừng phát triển về số lượng chất lượng

Tổ chức bộ máy hệ thống tuyên giáo cấp ủy đảng các cấp từng bước được đổi mới, kiện toàn, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng lên. Đến nay, đã có 659 ban tuyên giáo quận, huyện, thị ủy; 42 tỉnh, thành phố thành lập được hệ thống tuyên giáo xã, phường, thị trấn (65%), một số tỉnh, thành ủy đang tiến hành xây dựng, nhiều nơi đang triển khai thực hiện thí điểm thành lập hệ thống tuyên giáo xã, phường, thị trấn.

Đội ngũ cán bộ tuyên giáo giai đoạn đầu còn ít, lực lượng cán bộ “mỏng”, qua mỗi thời kỳ cách mạng, lực lượng cán bộ tuyên giáo ngày càng đông về số lượng, mạnh về chất lượng. Hiện nay, tổng số cán bộ tuyên giáo chuyên trách của cấp ủy đảng từ Trung ương đến cấp huyện và tương đương trên cả nước là khoảng trên 3.800 người…

2. Ngành Tuyên giáo ngày càng thể hiện tính chủ động, tính chiến đấu, vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp đổi mới xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế

Công tác tham mưu của ngành Tuyên giáo với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy đảng mang tầm chiến lược và ngày càng thực hiện tốt vai trò đi trước mở đường, đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trở thành hiện thực trong đời sống xã hội.

 Nội dung, phương thức công tác tuyên giáo từng bước được đổi mới, sát với yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn; chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên; tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cán bộ tuyên giáo các cấp ngày càng được phát huy. Công tác đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được chú trọng đẩy mạnh, đạt hiệu quả thiết thực; việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dần đi vào nền nếp và hoạt động ngày càng hiệu quả.

Qua mỗi giai đoạn cách mạng, ngành Tuyên giáo không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, nhạy bén, đổi mới công tác tham mưu, không ngừng sáng tạo, tự làm mới mình, bắt kịp sự phát triển thời đại công nghệ 4.0, tổ chức triển khai các nhiệm vụ đồng bộ, bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần quan trọng trong việc khơi dậy tinh thần yêu nước, lao động, sáng tạo, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, giữ vững ổn định kinh tế chính trị, trật tự an toàn xã hội.

3. Một số bài học kinh nghiệm

Một là, kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy để chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch trọng tâm hàng năm; nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, tăng cường công tác dự báo để chủ động tham mưu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy giải quyết tốt, đúng và trúng các vấn đề, các sự việc diễn ra, nhất là các vấn đề, sự việc có tính chất phức tạp, nhạy cảm.

Hai là, luôn xác định tinh thần trực chiến trên mặt trận tư tưởng của Đảng; đối diện, không né tránh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động công tác tuyên giáo; nâng cao tính chủ động, sáng tạo và nhạy bén chính trị, để tham mưu đúng và trúng những giải pháp xử lý các vấn đề mới, khó, phức tạp, cũng như những vấn đề thường xuyên thuộc lĩnh vực công tác tuyên giáo ở mỗi thời điểm, địa bàn cụ thể.

Ba là, quan tâm đầu tư, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành Tuyên giáo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh vững vàng, nhạy bén chính trị, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết, có khả năng tập hợp, đoàn kết, thuyết phục quần chúng.

Bốn là, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị làm công tác tuyên giáo; tăng cường phối hợp giữa ngành Tuyên giáo với các ban, bộ, ngành, địa phương.

Năm là, chủ động, kiên quyết phản bác có cơ sở khoa học và sức thuyết phục các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là đấu tranh, ngăn chặn, phản bác các thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội; tận dụng lợi thế của các phương tiện truyền thông mới phục vụ cho công tác tuyên giáo. 

4. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tuyên giáo trong thời gian tới

(1) Chủ động bám sát, dự báo đúng tình hình thế giới, khu vực và trong nước, thực hiện tốt chức năng định hướng chính trị, tư tưởng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, quan tâm phát hiện những điểm mới trong đời sống xã hội, nâng cao chất lượng tham mưu các cấp ủy đảng trong từng lĩnh vực công tác tuyên giáo.

(2) Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; nâng cao chất lượng việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng theo hướng thiết thực, hiệu quả, khả thi. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức học tập, quán triệt, thực hiện nghị quyết của Đảng.

(3) Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Từ đó, chủ động dự báo tình hình, lên các phương án kế hoạch công tác tư tưởng, không để bùng phát thành “điểm nóng”.

(4) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường tính chiến đấu, tính hiệu quả và tính thuyết phục, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn đất nước. Trước mắt, chỉ đạo và tổ chức tốt công tác tuyên truyền thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các sự kiện trọng đại của đất nước năm 2020, đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng.

(5) Đổi mới sâu sắc, quyết liệt hơn nữa công tác định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ; thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại; chú trọng công tác tham mưu thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, khoa học, công nghệ, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em…

(6) Chỉ đạo quyết liệt công tác đấu tranh tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

(7) Động viên, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, các nhân tố tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội gắn với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

(8) Tổ chức đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ tuyên giáo từ Trung ương đến cơ sở, dự kiến nhu cầu, chủ động tạo nguồn và triển khai kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ, tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc học tập, kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

Hơn 70 năm qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, có thể khẳng định rằng, mọi thành quả cách mạng của Đảng, của dân tộc ta đều gắn liền với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Đọc lại di sản tư tưởng của Người, đặc biệt là các bài nói, bài viết về thi đua yêu nước, chúng ta tiếp thu, kế thừa và học tập được những nội dung cốt lõi, vẫn còn mang tính thời sự, đó là: (1) Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam; (2) Thi đua phải trở thành phong trào rộng lớn và có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân; (3) Thi đua phải xác định đúng mục đích, xây dựng được kế hoạch rõ ràng và phải tiến hành thường xuyên, liên tục; (4) Thi đua là để đào tạo, rèn luyện và xây dựng con người mới; (5) Thi đua phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng.

Để nâng cao hiệu quả của việc học tập, kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, kế thừa, tiếp thu và phát huy những giá trị cốt lõi trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là cách làm thiết thực nhất để nối tiếp và phát triển sự nghiệp cách mạng mà Người đã lựa chọn. Đồng thời, tổ chức phong trào thi đua nhằm phát động nhân dân đoàn kết một lòng, phát huy ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; tạo khí thế thi đua sôi nổi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo quốc phòng-an ninh, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thi đua yêu nước phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, của các bộ, ngành, các địa phương, đơn vị và cơ sở.

Hai là, tổ chức, duy trì nhiều phong trào thi đua để mọi người phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự giác, tích cực tham gia vào phong trào thi đua làm cho phong trào thi đua trở thành hành động cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân. Đặc biệt là, công tác thi đua, khen thưởng phải đóng góp vào sự chuyển mình của đất nước, để đưa đất nước tiến lên. Thi đua phải hướng về cơ sở, hướng vào quần chúng nhân dân và từng bước góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong đợi.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh và phát triển phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực với những nội dung mới, với chiều sâu rộng và những sắc thái mới. Những nội dung của thi đua cũng như những hình thức tổ chức phong trào thi đua cần được đổi mới cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng cấp, từng đơn vị, từng địa phương, cơ sở…

Bốn là, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước phải gắn liền với “Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; gắn với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, khóa XII, kiên quyết, kiên trì, liên tục đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…

Năm là, các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường hơn nữa số lượng tin, bài; mở các chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền cho phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, cần kết hợp và triệt để sử dụng ưu thế của mạng internet và mạng xã hội để tuyên truyền biểu dương người tốt, việc tốt; những điển hình tiên tiến; biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được các cấp, các ngành và Nhà nước khen thưởng.


Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.588
Hôm qua : 1.689
Tháng 06 : 92.840
Năm 2024 : 505.226