A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tin thế giới nổi bật số tháng 11/2019

Kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Lào và Thủ tướng Cam-pu-chia

- Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND) Thoong-lun Xi-xu-lít thăm chính thức nước ta từ ngày 01-03/10/2019. Hai bên ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trong tình hình mới, trong đó có một số nội dung chủ yếu sau: (1) Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều biến động, thách thức, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng mang ý nghĩa sống còn của quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, cho đây là quy luật bất biến, là động lực tồn tại và phát triển của sự nghiệp cách mạng mỗi nước, trong đó các thế hệ nối tiếp phải có trách nhiệm cùng nhau gìn giữ, vun đắp; (2) Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì việc trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, các cấp, các kênh theo hướng tinh gọn, hiệu quả, thực chất; tiếp tục khuyến khích các bộ, ban, ngành, địa phương mở rộng quan hệ hợp tác trực tiếp, kịp thời hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh, ổn định và trật tự, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trên cơ sở hữu nghị, đoàn kết; (3) Hai bên nhất trí sớm tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá hiệu quả việc thực hiện mô hình kiểm tra “Một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam)-Densavan (Lào); phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN) và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước (ký ngày 08/7/2013) vào cuối quý IV/2019; (4) Hai bên nhất trí chia sẻ thông tin kịp thời và phối hợp chặt chẽ với nhau và với các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan để bảo đảm quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê-kông vì lợi ích chung của nhân dân các nước tại tiểu vùng; (5) Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, thượng tôn pháp luật, an ninh, bảo đảm an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông

- Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Vương quốc Cam-pu-chia Xăm-đéc Tê-chô Hun Xen thăm chính thức Việt Nam từ ngày 04-05/10/2019. Hai bên ký Tuyên bố chung thống nhất một số nội dung chủ yếu sau: (1) Hai bên tái khẳng định cùng quyết tâm gìn giữ và không ngừng nuôi dưỡng, phát triển quan hệ hai nước trên cơ sở tin cậy chính trị, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng và ủng hộ lẫn nhau theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”; (2) Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực có tiềm năng như công nghệ thông tin và viễn thông, du lịch, hàng không, tài chính ngân hàng, nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng và chế biến nông-lâm-thủy sản, y tế…; (3) Hai bên nhắc lại lập trường của ASEAN về Biển Đông nêu tại các tuyên bố chung gần đây, đặc biệt là Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52). Hai bên cho rằng, tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông cần phải sớm được giải quyết một cách hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); (4) Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Cam-pu-chia từ năm 2006 đến nay và Lễ ký hai văn kiện pháp lý về biên giới, bao gồm: Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia và Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia...

Một số tình hình thế giới đáng chú ý thời gian gần đây

- Về việc Ủy ban Bảo vệ Ký Giả (CPJ) ra báo cáo nói Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí nhiều nhất: Ngày 12/9/2019, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời phóng viên về việc Ủy ban Bảo vệ Ký Giả (CPJ) ra báo cáo nói về Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, dựa trên những thông tin không chính xác, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam trong báo cáo nói trên. Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản Luật liên quan. Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên báo chí, không gian mạng và các hình thức khác, trong đó bảo vệ người dân trước tin tức giả, tin tức không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tin tức bịa đặt, sai sự thật, kích động hận thù…”.

- Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông bằng các biện pháp luật pháp quốc tế cho phép:

Ngày 03/10/2019, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị:

(1) Cập nhật tình hình và các biện pháp đấu tranh của Việt Nam về nhóm tàu Hải Dương 8 trở lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Theo các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và đã có giao thiệp với phía Trung Quốc. Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn hành động vi phạm tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông bằng các biện pháp luật pháp quốc tế cho phép”.

(2) Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam đối với phát biểu ngày 18/9/2019 của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng về quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với bãi Tư Chính và “Các vùng biển liên quan” thuộc về quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/9/2019. Khu vực mà Trung Quốc gọi là “Bãi Vạn An” thực chất là bãi ngầm, là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra yêu sách đối với khu vực này. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và thực tiễn xét xử thời gian qua đã khẳng định rõ điều này”.


Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.171
Hôm qua : 2.961
Tháng 07 : 7.955
Năm 2024 : 513.301