A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số kết quả chủ yếu công tác đối ngoại của nước ta năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019

Một số kết quả nổi bật năm 2018

Thứ nhất, đối ngoại đa phương đã có bước phát triển mới về chất, trong đó, là Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 08/8/2018 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành một văn kiện chỉ đạo riêng về đối ngoại đa phương. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng, như: Diễn đàn Nghị viện Châu Á - Thái Bình Dương (APPF) lần thứ 26, Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ 6... Đặc biệt, là Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN);...

Thứ hai, Việt Nam đã mở rộng thêm khuôn khổ quan hệ với các đối tác chủ chốt. Năm 2018, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện 28 chuyến thăm nước ngoài và dự các hội nghị quốc tế lớn, đón 33 đoàn lãnh đạo cấp cao các nước và hàng trăm cuộc tiếp xúc cấp cao bên lề các hội nghị đa phương quan trọng.

Thứ ba, hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện rõ tâm thế chủ động, tích cực, sáng tạo, như: Ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); là một trong 7 nước phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới đầu tiên trên thế giới; đang hoàn tất các bước kỹ thuật cuối cùng để ký chính thức và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA);...

Thứ tư, đối ngoại tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng quốc phòng - an ninh, góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Việt Nam đã triển khai kịp thời, hiệu quả công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Trong năm 2018, chúng ta đã bảo hộ tổng cộng 10.378 công dân, 1.589 ngư dân/189 tàu cá...

Một số nhiệm vụ năm 2019

Thứ nhất, tiếp tục đưa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và các nước lớn đi vào chiều sâu.

Thứ hai, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền tại Biển Đông; củng cố sự đồng thuận của ASEAN về vấn đề này.

Thứ ba, tăng cường đa dạng hóa quan hệ kinh tế - thương mại với các nước và các khu vực.

Thứ tư, quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 25 của Bộ Chính trị về tăng cường quan hệ đảng trong tình hình mới.

Thứ năm, tăng cường hiệu quả phối hợp trong tổ chức các hoạt động đối ngoại, tạo sự gắn kết, đồng bộ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược; đánh giá kịp thời sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn; kịp thời tham mưu, đề xuất các chủ trương, đối sách xử lý các vấn đề đối ngoại hệ trọng phát sinh, tránh rơi vào thế bị động, bất ngờ.


Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.563
Hôm qua : 2.823
Tháng 07 : 5.386
Năm 2024 : 510.732