A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành Công thương Hà Giang đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh trong thời gian qua

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Trong những năm qua, Sở Công thương tỉnh Hà Giang đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản Hà Giang; xây dựng hệ thống thông tin thị trường gắn với xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhất là các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Cùng với đó, chủ động kết nối thị trường, thông qua nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thiết thực như: Tổ chức quảng bá, giới thiệu Cam Sành và đặc sản Hà Giang; tham gia trưng bày quảng bá, giới thiệu Cam Sành và đặc sản Hà Giang tại các sự kiện trong tỉnh, trong nước và quốc tế.  

Đồng thời, ngành đã tích cực tham mưu cho tỉnh tổ chức thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất Cam Sành đạt tiêu chuẩn VietGAP để tiêu thụ sản phẩm trong hệ thống siêu thị VinMart và BigC; đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư thực hiện Dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý "Hà Giang" dùng cho sản phẩm Cam Sành của tỉnh Hà Giang" nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp Hội Cam và người nông dân trồng cam trong việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý; đăng ký bảo hộ thành công 4/4 chỉ dẫn địa lý cho 04 sản phẩm đặc sản của tỉnh gồm: Hồng không hạt Quản Bạ; Gạo tẻ Già Dui Xín Mần; Cam Sành và Chè Shan tuyết Hà Giang. Tổ chức hỗ trợ xây dựng đăng ký nhãn hiệu cho 08 sản phẩm (gồm: Chè Tây Côn lĩnh, tinh dầu lạc, rượu Tửu vương, tinh bột nghệ, bánh hạt dền, thịt gia súc hun khói, chè Cụ Thành, rượu ngô men lá) và hỗ trợ tư vấn thiết kế nhãn mác, bao bì cho 10 sản phẩm (gồm: Chè Tây Côn Lĩnh, Mật ong Trường Anh, Chè Xuân Minh, tinh dầu lạc, Bánh hạt dền, Mật ong Phong hưởng, Mật ong Tả Lủng, Chè Cụ Thành, Rượu ngô men lá, tinh bột nghệ Cát Thành); tiếp tục triển khai 03 dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận đối với 03 sản phẩm: Thịt lợn đen-thành phố Hà Giang; Đậu tương-huyện Hoàng Su Phì và Giảo Cổ lam-huyện Quản Bạ; hỗ trợ xây dựng 13 điểm bán hàng cố định với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" và “Điểm bán hàng nông sản tỉnh Hà Giang” cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ 01 gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm huyện Xín Mần tại số 21, Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội… Qua đó, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, an toàn. Thông qua công tác xúc tiến thương mại một số sản phẩm nông sản của tỉnh Hà Giang đã tạo được thị trường ổn định và tiêu thụ mạnh ở trong nước như Cam Sành, mật ong, thảo quả…, sản phẩm chè đã xuất khẩu sang thị trường một số nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Âu. Đặc biệt, tại cuộc thi Trà quốc tế 2019 tổ chức tại Pháp có 17 quốc gia tham dự với 128 mẫu trà, Việt Nam đã đạt 06 giải (vàng, bạc, đồng) đối với các dòng trà đến từ nhiều vùng, miền khác nhau, trong đó sản phẩm Trà Shan Tuyết cổ thụ Tây Côn Lĩnh của Hà Giang đã đạt được 03 giải thưởng cao nhất…

Với những kết quả đạt được, khẳng định ngành Công thương của tỉnh đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp mà cấp ủy, chính quyền của tỉnh giao. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới ngành Công thương sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của Ban điều hành sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh và Tổ công tác liên ngành kiểm tra, hướng dẫn sản xuất, kinh doanh sản phẩm Cam Sành Hà Giang. Trong đó, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh hoạt động thông tin thương mại, phát triển thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông minh, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ xúc tiến thương mại, thiết kế nhãn mác, bao bì cho một số sản phẩm mới; tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm và tổ chức quảng bá, kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ở các thị trường tiềm năng cho các sản phẩm chè Shan tuyết, cam, mật ong bạc hà, gạo chất lượng cao, thịt bò vàng, dược liệu. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, chăm sóc diện tích cam an toàn VietGap, hữu cơ để nâng cao giá trị sản phẩm cây ăn quả chủ lực của địa phương, gắn xây dựng thực hiện các sản phẩm, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời liên kết sản xuất ổn định thị trường…


Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.979
Hôm qua : 1.708
Tháng 07 : 1.979
Năm 2024 : 507.325