A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết quả thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian qua

Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã đạt được những kết quả tích cực; chức sắc, chức việc và tín đồ chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Trên cơ sở đó, UBND các cấp, các ngành liên quan và cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về tôn giáo của tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo được các cấp, các ngành chỉ đạo, tổ chức thực hiện thường xuyên và kịp thời, qua đó nâng cao nhận thức trách nhiệm của hệ thống chính trị về công tác tôn giáo và ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương; công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ QLNN về tôn giáo luôn được quan tâm, từng bước đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 68 cơ sở tín ngưỡng (Đình, Đền, Miếu,...), trong đó 11 cơ sở đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, 07 cơ sở được ngành văn hóa kiểm kê di tích. Phần lớn các cơ sở tín ngưỡng đều có quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ, một số mới được khôi phục lại để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Hầu hết các cơ sở tín ngưỡng đã có ban quản lý hoặc người đại diện và thực hiện đăng ký hoạt động tín ngưỡng theo quy định tại điều 11,12 Luật tín ngưỡng, tôn giáo; toàn tỉnh đã có 83/161 điểm nhóm Tin lành được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Trên địa bàn tỉnh có 03 tôn giáo được nhà nước công nhận, gồm: (1) Phật giáo: Có 01 tổ chức tôn giáo trực thuộc (Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang); có 4.141 phật tử, 22 chức sắc, 30 chức việc. (2) Công giáo: Có 03 Giáo xứ (gồm 04 giáo họ) thuộc 02 Giáo phận Hưng Hóa và Lạng Sơn với 1.738 giáo dân; có 06 chức sắc, 14 chức việc. (3) Tin lành: Có 161 điểm nhóm/4.390 hộ/23.800 người theo và bị ảnh hưởng thuộc 07 tổ chức hệ phái. Trong đó đã cấp Giấy chứng nhận sinh hoạt tôn giáo tập trung được 85 điểm nhóm/2.647 hộ/14.196 khẩu, có 27 chức sắc, 09 chức việc được chấp thuận hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật.

Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, thuần túy tôn giáo, tuân thủ pháp luật, không có vụ việc phức tạp, khiếu kiện, khiếu nại xảy ra. Các hoạt động tôn giáo diễn ra theo đúng nội dung, chương trình đã đăng ký với chính quyền. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo và đồng bào các dân tộc đoàn kết chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Qua quá trình triển khai thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo, công tác QLNN về tôn giáo của tỉnh Hà Giang đạt được một số kết quả, tuy nhiên việc truyền đạo, quyên góp, sinh hoạt tôn giáo tập trung trái pháp luật còn xảy ra ở một số nơi; tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo chưa thống nhất, nhất là ở cấp huyện; việc thực hiện cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung chưa được một số địa phương quan tâm; tình trạng xây dựng nhà ở danh nghĩa là của hộ gia đình, nhưng có dấu hiệu biến tướng thành cơ sở thờ tự trong Phật giáo và Tin lành còn tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm...

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLNN về tôn giáo trong thời gian tới công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo; tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác tôn giáo; thực hiện tốt công tác chỉ đạo đấu tranh, ngăn chặn đối với các tà đạo, đạo lạ và các hoạt động mê tín dị đoan; tiếp tục quan tâm phát triển đời sống của vùng đồng bào có đạo, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường củng cố hệ thống chính trị, động viên quần chúng tôn giáo sống Tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, các hoạt động từ thiện nhân đạo; giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân tín đồ các tôn giáo, không để xảy ra các sự việc phức tạp


Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 161
Hôm qua : 1.708
Tháng 07 : 161
Năm 2024 : 505.507