A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số kết quả sau 5 năm thực hiện Kết luận số 315-KL/TU về chủ trương triển khai nhân rộng mô hình “Tổ dân vận”

 Sau 05 năm thực hiện Kết luận số 315-KL/TU, ngày 14/10/2014 của Thường trực Tỉnh ủy về chủ trương nhân rộng mô hình “Tổ dân vận” ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh (gọi tắt là Kết luận số 315-KL/TU), đã có sự chuyển biến rõ nét về vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh chính trị tại địa phương, tổ dân vận là cầu nối trực tiếp với người dân do đó đã tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

        Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu các văn bản chỉ đạo tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận số 315-KL/TU tới các cơ quan, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh và Thường trực, Ban dân vận 11 huyện ủy, thành ủy phối hợp thống nhất ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; chỉ đạo Trung tâm chính trị các huyện, thành phố mở các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác dân vận cho các đồng chí tổ trưởng, tổ phó tổ dân vận của các thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, các huyện ủy, thành ủy đã chỉ đạo, triển khai thực hiện Kết luận số 315-KL/TU theo đúng các nội dung văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn đã nghiêm túc triển khai việc thành lập tổ dân vận, trong đó đặc biệt chú trọng đến cơ cấu bộ máy tổ chức của tổ dân vận và xây dựng quy chế, chương trình, kế hoạch hoạt động thực hiện...

Đến nay, 2.071/2.071 (đạt 100%) thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã thành lập tổ dân vận với 14.589 thành viên. Các tổ dân vận ở thôn, tổ dân phố đã tận dụng phát huy được trí tuệ tập thể và vai trò của từng thành viên các tổ chức đầu mối trong thôn, tổ dân phố; làm tốt công tác tham mưu cho chi ủy chi bộ về các nội dung hoạt động của tổ dân vận, tập trung tuyên truyền, vận động đến từng nhóm hộ, hộ gia đình trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, các phong trào xây dựng Nông thôn mới và giải quyết tốt những vấn đề mâu thuẫn nảy sinh, phát sinh tại địa bàn dân cư; các tổ dân vận đã thực sự chủ động trong việc nắm bắt các thông tin dư luận xã hội phục vụ cho công tác tham mưu, chỉ đạo của cấp ủy cơ sở và chi bộ ở thôn, tổ dân phố; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thông qua các hình thức tuyên truyền như: Loa truyền thanh, panô, áp phích và đặc biệt là công tác tuyên truyền miệng.

Các tổ dân vận đã tham mưu cho chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố tổ chức học tập và đẩy mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề hàng năm; làm tốt công tác chỉ đạo và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Việc triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo” đến nay đã được phát triển, nhân rộng, đa dạng ở tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương có nội dung vận dụng, chỉ đạo và tạo điều kiện để các tổ dân vận hoạt động tốt, nhiều tổ có cách làm sáng tạo, hiệu quả. Các tổ dân vận đã chủ động trong công tác nắm bắt tình hình tôn giáo, an ninh trật tự trên địa bàn, đặc biệt tại những nơi nhạy cảm về tôn giáo, dân tộc, địa bàn giáp biên giới. Đến nay đã xây dựng và nuôi dưỡng 484 mô hình tự quản về an ninh trật tự trong vùng dân tộc, tôn giáo, điển hình như: Mô hình “Làng Mông kiểu mẫu”; mô hình “Điểm nhóm đạo Tin lành tự quản về an ninh trật tự”; mô hình “Tổ tự quản về an ninh trật tự, khu phố mới văn minh không tệ nạn xã hội”; mô hình “Dân tộc Hoa tự quản về an ninh trật tự”… Qua đó, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, đẩy lùi hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia.

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, thực chất; các tổ dân vận đã vận động nhân dân hiến đất được 2.477.180m2 đất để làm đường và xây dựng các công trình phúc lợi; đóng góp 1.477.602 ngày công lao động, đóng góp khác với số tiền 109,402 tỷ đồng; hỗ trợ bằng tiền, vật liệu trị giá 252,43 tỷ đồng để xây dựng các công trình hộ gia đình, cải tạo nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa; nhiều phong trào trong xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh được thực hiện có hiệu quả như: Phong trào nhà sạch vườn đẹp; nâng cao chất lượng tuyến phố văn minh

Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động mô hình tổ dân vận ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, cần có sự chỉ đạo, quán triệt thống nhất của cấp ủy và chính quyền các cấp; sự tích cực hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quan tham mưu cấp tỉnh, cấp huyện; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ dân vận; chú trọng công tác sắp xếp, bố trí thành phần tham gia tổ dân vận và đầu tư, hỗ trợ các điều kiện hoạt động… để việc thực hiện nhân rộng mô hình tổ dân vận thực sự hiệu quả, góp phần đem lại hiệu quả cao và toàn diện trên các mặt kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị trong tỉnh.


Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 318
Hôm qua : 1.708
Tháng 07 : 318
Năm 2024 : 505.664