A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế

CTTBTG - Với mong muốn bảo tồn, xây dựng sản phẩm trà hữu cơ theo hướng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế; năm 2019, chị Bàn Thị Hom (sinh năm 1996), Phó Bí thư Đoàn xã, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Nà Màu, xã Phương Tiến (huyện Vị Xuyên) đã quyết tâm từng bước gây dựng thương hiệu trà Shan tuyết cổ thụ ngay trên vùng đất quê hương.

Trong mỗi gia đình đồng bào dân tộc Dao xã Phương Tiến, truyền thống canh tác, chế biến trà Shan đã có từ bao thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt của đồng bào. Mỗi cây trà Shan khi đến thời điểm thu hoạch, búp non sẽ được hái để chế biến dùng làm thức uống, hoa trà phơi khô được dùng để làm thuốc; quả trà dùng để ngâm rượu; lá trà xanh dùng để đun nước uống hằng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc gan trong cơ thể hoặc tắm cho trẻ nhỏ chống vàng da, diệt khuẩn.... Đặc biệt sản phẩm "Trà ống lam" là bí quyết lưu giữ được hương thơm và bảo quản trà không bị hỏng theo thời gian là nét đặc sắc trong nghệ thuật chế biến trà của đồng bào nơi đât.

Kế thừa kinh nghiệm và ưu thế điều kiện thiên nhiên khí hậu mát mẻ quanh năm của thôn Nà Màu cũng như 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến, từ năm 2019 đến nay, chị Hom đã cùng gia đình duy trì, mở rộng diện tích trà Shan cổ thụ với khoảng 5 ha. Sau mỗi lần thu hoạch, chị Hom luôn chú trọng những cách làm thủ công đồng thời kết hợp sử dụng máy móc trong khâu chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm trà Shan. Khâu quảng bá sản phẩm qua ứng dụng facebook, zalo, tiktok, shoppe, lazada... với những cam kết rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm và giá cả phù hợp cũng được chị Hom chú trọng. Nhờ đó tạo niềm tin, giúp khách hàng mua những sản phẩm trà Shan trực tiếp với người sản xuất mà không cần phải qua khâu trung gian. Khi lượng khách hàng ngày càng tăng, chị Hom đã liên kết, thu mua sản phẩm chè của 7 hộ gia đình trên địa bàn thôn để làm nguyên liệu chế biến. Hiện nay, trung bình gia đình chị Hom bán được khoảng 2 tấn trà thành phẩm với giá tùy từng loại, dao động từ 250 - 550.000 đồng/kg; đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng. Từ thành công bước đầu, chị Hom đã tích cực chia sẻ, vận động, tuyên truyền đoàn viên thanh niên, chị em phụ nữ trên địa bàn thôn cùng đẩy mạnh triển khai thực hiện mô hình.

Với nhiều tâm huyến đối với sản phẩm trà Shan, để tiếp tục mở rộng quy mô phát triển, tháng 3/2023 vừa qua, chị Hom đã tham gia Cuộc thi ý tưởng sản xuất khởi nghiệp năm 2023 do Hội Liên hiện phụ nữ tỉnh Hà Giang tổ chức; ý tưởng được ghi nhận, đánh giá cao và đạt giải Nhất của Cuộc thi. Không chỉ tiên phong gương mẫu trong phát triển kinh tế, chị Hom còn tích cực, sôi nổi trong các hoạt động phong trào Đoàn xã, phong trào phụ nữ trên địa bàn thôn.

 

Chị Bàn Thị Hom tích cực trong các hoạt động phong trào Đoàn xã

Chia sẻ dự định trong thời gian tới, chị Hom mong muốn: "Cùng với gây dựng thương hiệu trà Shan cổ thụ tại xã Phương Tiến cần có thêm nhiều sản phẩm mới từ trà Shan để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: Bột trà xanh, Lá t, Hoa trà sấy khô... Thu hút du khách tham quan tại những vườn trà Shan cổ thụ có cảnh quan đẹp và trải nhiệm truyền thống hái, làm trà truyền thống nơi đây... Từ đó tạo ra thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống, giúp người dân thêm gắn bó với vùng đất quê hương ".


Tác giả: Nguyễn Yến
Thống kê truy cập
Hôm nay : 110
Hôm qua : 2.071
Tháng 06 : 70.850
Năm 2024 : 483.236