A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

(Truyền hình Quốc hội) Di sản Việt Nam: Những thay đổi lớn lao trên mảnh đất Hà Giang

Trung tuần tháng 8 vừa qua, tại hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng đã diễn ra những sự kiện rất quan trọng, đó là đón đoàn chuyên gia của UNESCO sang thăm và thực hiện công tác tái thẩm định danh hiệu Công viên Địa chất toàn cầu đối với Cao nguyên đá Đồng Văn và Non nước Cao Bằng. Một lần nữa, các chuyên gia đã đánh giá cao những nỗ lực của 2 địa phương này trong công tác bảo tồn và phát huy di sản.

Sau khi số Di sản Việt Nam phát sóng ngày 21/8 về chủ đề Bảo tồn nhà cổ trên cao nguyên đá Hà Giang, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi của khán giả, đặc biệt rất nhiều khán giả đã chia sẻ sự ấn tượng của mình khi được đặt chân tới vùng cao nguyên đá Hà Giang và khám phá những giá trị di sản trên mảnh đất này. Tuy nhiên, có một chút tiếc nuối là không phải khán giả nào cũng thật sự hiểu hết những giá trị đặc biệt của một di sản địa chất toàn cầu UNESCO. Bởi đây không chỉ là giá trị của những ngôi nhà cổ, những bộ trang phục dân tộc đặc sắc, những nghi lễ văn hoá riêng biệt, hay những khung cảnh địa tầng kì thú….mà danh hiệu này là sự tổng hoà của rất nhiều thành tố di sản, tạo ra một vùng ranh giới mà ở đó người dân ngày càng được hoàn thiện về nhận thức, để luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế song song với bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Và để giúp Quí vị hiểu rõ hơn về Di sản địa chất toàn cầu cũng như công tác tái thẩm định danh hiệu này, chúng tôi đã mời tới trường quay PGS.TS Trần Tân Văn – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Địa chất – Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành viên Hội đồng Công viên Địa chất toàn cầu, và ông cũng là một chuyên gia hàng đầu về di sản địa chất ở nước ta.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung cuộc trò chuyện này!

 

 

Thực hiện : Anh Thư


Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.792
Hôm qua : 3.657
Tháng 05 : 67.148
Năm 2024 : 366.562