A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệu quả “Kép” từ Nghị quyết số 05-NQ/TU về cải tạo vườn tạp, tăng sinh kế cho người dân

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định một trong ba khâu đột phá là To sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân”. Ngay sau Đại hội, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 01/12/2020 về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vưn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 05-NQ/TU) với mục tiêu cốt lõi là thay đổi tư duy, phương pháp sản xuất trên chính mảnh đất vườn của mình; ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT), chuyển đổi canh tác từ cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, từ đó tăng dinh dưỡng, tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn cho trên 6.500 hộ, tương ng với trên 6.500 vườn.

Để nhanh chóng đưa Nghị quyết số 05-NQ/TU vào cuộc sống, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi, khuyến khích người dân cải tạo vườn tạp, ngày 09/12/2020, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Đối tượng áp dụng là hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu và đáp ứng các điều kiện vay vốn với lãi suất bằng 0%; mức vay vốn tối thiểu 10 triệu đồng/hộ và tối đa 30 triệu đồng/hộ; thời gian vay vốn tối đa 30 tháng kể từ ngày được giải ngân. Khi thực hiện cải tạo vườn tạp, các hộ phải cam kết đảm bảo đạt 04 tiêu chí: Có sơ đồ cải tạo vườn tạp của hộ gia đình được xác nhận; có ứng dụng KHKT vào ít nhất một trong các khâu: Sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến; sản phẩm hàng hóa từ vườn hộ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đảm bảo các nội dung cải tạo vườn tạp.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch, hướng dẫn lộ trình cụ thể để các ngành, địa phương triển khai thực hiện; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án; tổ chức ra quân cải tạo vườn tạp tại huyện Vị Xuyên. Các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, hội viên hỗ trợ người dân thực hiện cải tạo vườn tạp. Hội viên các tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang giúp đỡ người dân bằng ngày công lao động để tạo mặt bằng, chỉnh trang vườn hộ. Cán bộ nông nghiệp trực tiếp giúp người dân lập sơ đồ vườn; khuyến cáo các loại cây, con có năng suất, chất lượng vào sản xuất; hướng dẫn chuyển giao, ứng dụng KHKT theo hướng cầm tay chỉ việc; dự báo tình hình sâu bệnh, dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Trước khi ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, tỉnh đã hỗ trợ huyện Vị Xuyên 1,5 tỷ đồng thực hiện thí điểm tại xã Phong Quang để rút kinh nghiệm và nhân rộng. Xã Phong Quang đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt. Sau nửa năm triển khai thực hiện, xã đã xây dựng được 10 vườn mẫu, trên 200 vườn tạp, biến những vườn, đồi bỏ hoang, cây trồng không hiệu quả thành những vườn cây ăn quả, vườn rau ranh mướt, mang lại giá trị kinh tế tăng gấp nhiều lần.

Từ mô hình của xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên đã nhân rộng phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu ra toàn huyện. Huyện hỗ trợ mỗi xã, thị trấn 10 triệu đồng thực hiện làm điểm 02 hộ cải tạo vườn tạp để người dân trong xã tham quan, học tập, nhân rộng. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị của huyện đỡ đầu các xã đều hỗ trợ các xã 10-20 triệu đồng để thực hiện phong trào. Ngay sau khi tỉnh ban hành các nghị quyết và có chính sách hỗ trợ, người dân trên địa bàn huyện đã tích cực hưởng ứng tham gia. Đến nay, toàn huyện đã có gần 300 hộ dân thực hiện cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu. Các loại cây trồng được lựa chọn cải tạo vườn tạp gồm: Thanh long ruột đỏ, hồng giòn, na, mít, ổi, trám lai, nhãn, rau đậu các loại và chăn nuôi gia súc, gia cầm. 

Nghị quyết số 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII mang lại “Hiệu quả kép” về kinh tế, xã hội và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; trực tiếp hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, hợp lòng dân nên được nhân dân rất đồng tình, hưởng ứng. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 12.300 hộ có vườn tạp đăng ký thực hiện Đề án; trong đó, tại các huyện vùng thấp, như: Thành phố Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê là 7.300 hộ; tại huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là 3.518 hộ; tại 04 huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc là 1.483 hộ.


Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 16
Hôm qua : 1.708
Tháng 07 : 16
Năm 2024 : 505.362