A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và sâu keo mùa thu trên địa bàn tỉnh

Trong tình hình chung của cả nước, ngành nông nghiệp tỉnh ta đang đối mặt với 02 vấn đề khó khăn lớn, cần phải tham mưu cho tỉnh có giải pháp ngăn chặn hiệu quả đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi và sâu keo mùa thu. 

Đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tỉnh ta là tỉnh thứ 35 trong cả nước xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại thôn Vén, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình vào ngày 19/5/2019.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch, Trung ương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là “Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi”; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp khẩn, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống, khống chế, dập dịch, như: Công điện hoả tốc số 1597/CĐ-CTUBND, ngày 27/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện giải pháp chống dịch tả lợn Châu Phi theo quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng “Phòng, chống dịch như chống giặc”, Công điện hỏa tốc số 1635/CĐ-CTUBND, ngày 30/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp cấp bách chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi; tổ chức cuộc họp với các ngành chức năng có liên quan để bàn các giải pháp nhằm dập tắt dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn… Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành 07 văn bản chỉ đạo toàn bộ lực lượng tuyên truyền từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và sâu keo mùa thu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kịp thời cung cấp hóa chất, trang thiết bị, cử cán bộ trực tiếp chống dịch tại cơ sở. 

Tính đến ngày 10/6/2019 đã có 08/11 huyện, thành phố xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi. 

Theo đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tích cực vào cuộc chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống, khống chế, dập dịch nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan, bùng phát của bệnh dịch tại địa phương mình, như: Lập các chốt chặn kiểm tra và phun thuốc 24/24h trong ngày, sử dụng hóa chất, vôi bột tiêu hủy, khử trùng các chuồng trại chăn nuôi lợn...

Đối với dịch sâu keo mùa thuSâu bệnh xuất hiện trên địa bàn tỉnh ta vào đầu tháng 5/2019, chủ yếu gây hại trên cây ngô ở giai đoạn sinh trưởng từ 3-12 lá. Các giống ngô bị nhiễm sâu keo mùa thu chủ yếu là: NK4300; CP989; CP999; CP698 và giống ngô thuần. Theo cơ quan chức năng, đến ngày 17/5/2019, tỉnh ta có gần 5.000 ha ngô ở 9/11 huyện, thành phố bị sâu bệnh.

Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô. Ảnh: Tư liệu


Ngày 17/5/2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã có Công điện 1476/CĐ-CTUBND về việc yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện công tác phòng, chống sâu bệnh. Theo đó, ngành chức năng và cấp ủy, chính quyền các địa phương đã khẩn trương chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai thực hiện các phiện pháp phòng trừ, tiêu diệt sâu keo mùa thu, như: Làm sạch cỏ dại xung quanh, sử dụng các cách phòng, trừ sâu bệnh theo cách dân gian, trong đó tập trung vào 02 cách thức chủ yếu là phun thuốc và bắt sâu bằng tay… Đặc biệt, tại nhiều địa phương, các đồng chí lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cùng cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người làm việc trong toàn hệ thống chính trị đã cùng người dân thực hiện diệt sâu bệnh. 

Cho đến nay, cơ bản dịch sâu keo mùa thu đã được khống chế. Tổng diện tích đã được phòng trừ là hơn 4.200 ha, trong đó diện tích được phun thuốc bảo vệ thực vật là hơn 1.600 ha, diện tích sử dụng biện pháp thủ công bắt sâu bằng tay là hơn 5.200 ha, hiệu quả phòng trừ là 80 - 90%; mật độ sau khi xử lý trung bình 0,5 - 2 con/m2.


Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.467
Hôm qua : 1.708
Tháng 07 : 2.467
Năm 2024 : 507.813