A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Sủng Thài, Yên Minh

Nếu được tiếp cận giáo dục, phá bỏ được rào cản về ngôn ngữ, các em học sinh dân tộc sẽ có thêm cơ hội phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

 

 

Hiện đã là giai đoạn 2 của Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016. Đối với các trẻ em dân tộc thiểu số, khó khăn về giao tiếp tiếng Việt chính là rào cản lớn nhất của các em khi đến trường.

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Điểm trường Lùng Pủng A nằm ở cuối xã Sủng Thài, một xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Các em từ lớp 1 đến lớp 5 ngày nào cũng tự đi bộ đi học cả tiếng đồng hồ.

Đây là môi trường duy nhất mà các em thực hành tiếng Việt, bởi ở nhà, ở cộng đồng, các em chỉ nói tiếng Mông. Trường đã tăng cường nhiều cách học khác nhau để các em luyện tiếng Việt.

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Xã Sùng Thài có 13 điểm trường lẻ như thế này và 1 điểm trường chính. Ở trường chính, 350 em học sinh người Mông nội trú ở trường cả tuần, chỉ về nhà 2 ngày cuối tuần. Các hoạt động ngoại khóa đều được thực hành bằng tiếng Việt như diễn kịch về nội dung tuyên truyền xóa bỏ hủ tục, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết của đồng bào Mông.

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số - Ảnh 4.

Tự trồng, tự thu hoạch rau cho bữa ăn nội trú, tiết kiệm nguồn nước sạch sinh hoạt - nhiều kỹ năng sống đã được lồng ghép vào các tiết học ngoại khoá tiếng Việt cho các em. Từ những em nhỏ trong thôn trong bản rất rụt rè, thiếu tự tin thì khi được tăng cường tiếng Việt, các em đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cũng như các hoạt động ngoại khóa.

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số - Ảnh 5.

Trở thành cán bộ, xây dựng quê hương Hà Giang, làm cô giáo để dạy học cho các em người Mông hay là công an, bác sĩ để chữa bệnh cho bà con… là những ước mơ rất hồn nhiên, giản dị của các em nhỏ dân tộc Mông. Và tiếng Việt sẽ là công cụ, là cánh cửa giúp các em tiến gần với những ước mơ ấy.


Nguồn: VTV News
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.972
Hôm qua : 4.526
Tháng 04 : 90.757
Năm 2024 : 279.097