A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Giang ban hành Chương trình thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư

Ngày 30/9/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang ban hành Chương trình số 68-CTr/TU thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong đó xác định 03 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chỉ thị.

       Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chương trình là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng các cấp, hiệu quả quản lý Nhà nước trong đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bảo đảm nguồn lực, các điều kiện cho công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xây dựng lực lượng nông dân tỉnh Hà Giang có trình độ học vấn, có tay nghề, năng lực đổi mới, sáng tạo, có ý chí xây dựng quê hương giàu mạnh. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, hằng năm đào tạo nghề cho trên 12.000 lao động, trong đó lao động nông thôn chiếm 80%; phấn đấu đến năm 2030 đạt 65% lao động qua đào tạo; phấn đấu thu hút 45 - 50% học sinh tốt nghiệp trung học vào học tập trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
          Chương trình đã xác định 03 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Chỉ thị đó là: (1) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng trong đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn các cấp uỷ, tổ chức đảng chỉ đạo, tổ chức quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 37-CT/TW và các chương trình, kế hoạch của tỉnh về công tác đào tạo nghề; qua đó nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên nhất là lãnh đạo quản lý, người đứng đầu đối với việc đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong giai đoạn mới... quảng bá, nhân rộng những mô hình hay, điển hình sau học nghề gắn với tạo việc làm và phát triển kinh tế, kịp thời tôn vinh lao động nông thôn tích cực tham gia đào tạo, phát triển kỹ năng nghề. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia học nghề, định hướng nghề nghiệp, việc làm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn. Đổi mới và đa dạng các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo thiết thực hiệu quả; đưa nội dung tuyên truyền, vận động học nghề vào nội dung sinh hoạt trong các chi bộ, hội đoàn thể, tổ nhân dân. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu đưa nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cụ thể hóa mục tiêu đào tạo nghề, coi đây là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. (2) Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tập trung chỉ đạo đổi mới, cập nhật nghề, bổ sung, chuẩn hoá nội dung đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện địa phương. Chú trọng đào tạo các nghề gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, theo Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; các nghề cho lao động nông thôn phù hợp với chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Hà Giang như: Chè Shan tuyết, mật ong bạc hà, cây ăn quả ôn đới, dược liệu, tam giác mạch, bò vàng, lợn đen… hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất lớn. Đào tạo nghề gắn với mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề, sản phẩm truyền thống gắn với bảo tồn, phát huy không gian văn hoá, tiềm năng du lịch khu vực nông thôn như: Nghề chạm bạc, dệt thổ cẩm, chế tác khèn Mông…; quan tâm đào tạo các nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu của phát triển. Tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tác phong kỷ luật kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp, các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn, gắn với thực hiện các nội dung về xây dựng con người Hà Giang phát triển toàn diện nhất là về thể lực, trí lực. Coi trọng thực hành, nhất là từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Nghiên cứu tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm địa phương và nhu cầu người học. Phối hợp với phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang đào tạo các chuyên ngành đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương và các tỉnh trong khu vực; chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo của Trường cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú - Giáo dục thường xuyên Bắc Quang và các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, đào tạo nghề gắn lý thuyết với thực hành, nhất là thực tiễn sản xuất, kinh doanh, lựa chọn các nghề phù hợp với nhu cầu đào tạo của người lao động...(3) Bảo đảm nguồn lực, các điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôntriển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các chủ trương, chính sách của Trung ương về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn học nghề với phát triển sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, nhất là hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu việc làm sau học nghề. Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác đào tạo nghề, nhất là ở những ngành, nghề và những nơi có điều kiện; khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục đầu tư đồng bộ, bảo đảm cơ sở vật chất cho đào tạo nghề, nhất là những nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp có chất lượng đáp ứng với yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong tình hình mới...

Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn

          Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao cho Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh tăng cường giám sát và xây dựng chính sách cho công tác đào tạo nghề và cho người học là lao động nông thôn; Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW và Chương trình số 68-CTr/TU phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, chủ động triển khai các văn bản của Trung ương về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nghiên cứu, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn...; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn việc học tập, quán triệt, tuyên truyền, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tham mưu sơ kết, tổng kết theo định kỳ...; Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc xây dựng kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 37-CT/TW và Chương trình số 68-CTr/TU, thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên truyền, phổ biến, vận động, tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm cho đoàn viên, hội viên, biểu dương, nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường giám sát, phản biện xã hội trong quá trình triển khai thực hiện.

       Hải Hà (BTGTU)


Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.042
Hôm qua : 2.346
Tháng 11 : 25.470
Năm 2024 : 903.130