A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số kết quả nổi bật trong triển khai thực hiện Dự án Phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới của tỉnh

Khai thác thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển dược liệu và nguồn gen dược liệu quý hiếm có sẵn trong tự nhiên (Trên 1000 loài), nhiều năm qua, tỉnh ta đã quan tâm và có chủ trương về phát triển cây dược liệu. Đặc biệt,  tỉnh đã xây dựng Dự án Phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới tại 06 huyện thuộc diện 30a của tỉnh (Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần), được Chính phủ phê duyệt vào tháng 02/2015. Hiện Dự án đang được triển khai thực hiện và bước đầu đã có những kết quả tích cực.

VÆ°á»n trá»ng cây dược liá»u tại xã Há» Thầu, Hoàng Su Phì. Ảnh: Hoàng Hòa â Huyá»n Äoàn Hoàng Su Phì.
Vườn trồng cây dược liệu tại xã Hồ Thầu, Hoàng Su Phì. Ảnh: Hoàng Hòa – Huyện đoàn Hoàng Su Phì.

 

Thực hiện Dự án, tỉnh ta đã triển khai nhiều chính sách nhằm mở rộng diện tích trồng và phát triển cây dược liệu trên địa bàn, như: Hỗ trợ 100% giống và phân bón trồng các cây dược liệu (Theo Quyết định số 934/2013/QĐ-UBND, ngày  21/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh); tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc giao mặt bằng cho các doanh nghiệp theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đồng thời, tích cực phối hợp, trưng cầu ý kiến của chuyên gia và các đơn vị liên quan về lĩnh vực này, như: Tiến hành ký kết hợp tác khoa học và đào tạo cán bộ với một số Viện, trường Đại học (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc); tổ chức các hội nghị, hội thảo; linh hoạt, chủ động trong giới thiệu, kêu gọi xúc tiến đầu tư từ các doanh nghiệp…
 
Sau 03 năm thực hiện, diện tích trồng mới cây dược liệu trên địa bàn tỉnh đạt trên 12 nghìn ha. Trong đó, có trên 550 ha diện tích trồng các loại dược liệu tự nhiên của tỉnh, thuộc danh mục được ưu tiên như: Đương quy, Đan sâm, Giảo cổ lam, Sinh địa… đạt sản lượng thu hoạch trên 3.200 tấn. Đối với các loại dược liệu mới được đưa vào thử nghiệm, có diện tích trên 68 ha, đạt sản lượng thu hoạch trên 195 tấn. Cho đến nay, một số doanh nghiệp, hợp tác xã đã đầu tư vào lĩnh vực dược liệu trên địa bàn tỉnh và bước đầu đã có những kết quả rất tích cực, như: Công ty Cổ phần thương mại phát triển nông - lâm nghiệp Bình Minh 3; Công ty Cổ phần Nam Dược; Công ty Cổ phần Dược y tế và thương mại Bảo Châu; Công ty Cổ phần phát triển dược liệu AnVy… Bên cạnh đó, việc triển khai dự án vẫn còn một số khó khăn nhất định, như: 74% diện tích trồng dược liệu vẫn chủ yếu tập trung ở các giống dược liệu phổ biến như: Thảo quả, gừng, nghệ; việc giải quyết các thủ tục đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu trồng vùng nguyên liệu còn nhiều khó khăn; chưa có nhà máy chế biến dược liệu chuyên sâu tại chỗ; tìm thị trường tiêu thụ bền vững…

Trong thời gian tới, với sự tham mưu tích cực, hiệu quả của Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển cây dược liệu, tỉnh ta tiếp tục đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai phát triển dược liệu hiệu quả trên địa bàn. Trong đó, cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền và ngành chuyên môn trong việc vận động người dân đẩy mạnh trồng cây dược liệu; tăng cường công tác giới thiệu quảng bá tiềm năng dược liệu của tỉnh; thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư trồng nguyên liệu gắn với đầu tư nhà máy chế biến chuyên sâu; đổi mới trong giải quyết các thủ tục đầu tư; tổ chức đào tạo nghề cho nông dân vùng phát triển trồng dược liệu; tạo quỹ đất cho phát triển dược liệu…


Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.067
Hôm qua : 2.823
Tháng 07 : 4.890
Năm 2024 : 510.236