A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Bảo vệ trẻ em - trách nhiệm của toàn xã hội

Hà Giang hiện có trên 272.000 trẻ em từ 0 - 16 tuổi, chiếm 32,2% dân số toàn tỉnh, phần lớn là trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, điều kiện sống, học tập, vui chơi còn rất nhiều khó khăn. Để không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau, những năm qua, các cấp, các ngành đã nỗ lực triển khai các giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đưa Luật trẻ em đi vào cuộc sống.

Mỗi năm, thông tin về tình trạng trẻ em bị đuối nước, bạo hành, xâm hại, buôn bán, bỏ rơi, thất học, vi phạm pháp luật… không chỉ khiến chúng ta đau lòng, mà phải suy ngẫm về trách nhiệm của bản thân và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong tình hình hiện nay.

Lãnh đạo Sở Lao động-TBXH và đại diện các công ty, doanh nghiệp tặng quà cho 
gia đình và trẻ em đi phẫu thuật tim bẩm sinh (Nguồn ảnh: sldtbxh.hagiang.gov.vn)


Hà Giang hiện có trên 272.000 trẻ em từ 0 - 16 tuổi, chiếm 32,2% dân số toàn tỉnh, phần lớn là trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, điều kiện sống, học tập, vui chơi còn rất nhiều khó khăn. Để không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau, những năm qua, các cấp, các ngành đã nỗ lực triển khai các giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đưa Luật trẻ em đi vào cuộc sống. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách ưu tiên, hỗ trợ đối với trẻ em để nâng cao tỷ lệ trẻ em đến trường, giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học và thực hiện tốt chính sách đối với trẻ em thuộc Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”. Đến nay, tỷ lệ trẻ em được khai sinh đúng hạn đạt 85%; 100% trẻ sinh ra được cấp bảo hiểm y tế; trên 97% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc xin; 98,7% trẻ từ 6 – 14 tuổi được đến trường. Mỗi năm, tỉnh thực hiện trợ cấp thường xuyên cho trên 2.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt; duy trì nuôi dưỡng và chăm sóc 63 trẻ mồ côi, khuyết tật tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh; hàng năm trẻ tại đây được khám sàng lọc và chỉ định phẫu thuật, phục hồi chức năng.

Các trường học có nhiều đổi mới trong công tác dạy và học, lấy người học làm trung tâm, đồng thời quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trang bị kiến thức, kỹ năng sống giúp các em xử lý tốt các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Hội đồng đội các huyện, thành phố tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi bổ ích, lý thú giúp nâng cao hiểu biết và nuôi dưỡng tâm hồn yêu quê hương, đất nước, tình yêu thương con người trong trái tim trẻ thơ. Vào dịp hè, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi mở các lớp năng khiếu; các thư viện, bảo tàng bổ sung, cập nhật nhiều đầu sách mới, tranh ảnh, triển lãm tạo điều kiện để các em đến học tập, tham quan, tìm hiểu. Vào dịp Tết Thiếu nhi, Trung thu, các cấp, các ngành đều dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em. Các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp đến thăm, động viên các em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giúp các em có động lực vươn lên trong cuộc sống và cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc của cộng đồng…

Bên cạnh những kết quả trên, vẫn còn nhiều trẻ em chưa được chăm sóc, bảo vệ, là nạn nhân của các tệ nạn xã hội. Chỉ tính riêng về tội xâm hại trẻ em, trong năm 2018, phát hiện 30 vụ/38 đối tượng bạo hành, xâm hại trẻ em với 31 trẻ bị xâm hại trên địa bàn tỉnh. Cơ quan chức năng đã điều tra, xử lý, khởi tố 21 vụ/29 bị can; xử phạt hành chính 04 vụ, đang tiếp tục điều tra, xác minh 04 vụ.

Tháng hành động vì trẻ em năm 2019 với chủ đề “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số”, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần tiếp tục vào cuộc quyết liệt; triển khai hiệu quả các chương trình hành động, kế hoạch, đề án của Trung ương, của tỉnh về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; cùng chung tay tạo nên môi trường học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh cho trẻ.


Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.470
Hôm qua : 1.708
Tháng 07 : 2.470
Năm 2024 : 507.816