A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Yên Minh thực hiện Chỉ thị số 19 về dạy nghề cho lao động nông thôn

CTTBTG - Xác định công tác dạy nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là một trong những giải pháp xóa đói, giảm nghèo bền vững góp phần phát triển nông nghiệp xanh, xây dựng nông thôn mới. Ngay sau khi Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn được Ban Bí thư ban hành, Huyện ủy Yên Minh chỉ đạo tổ chức quán triệt, tuyên truyền, thực hiện Chỉ thị đến các cấp ủy viên, lãnh đạo chủ chốt của huyện, các chi bộ, đảng bộ, cơ sơ sở đào tạo nghề, lực lượng vũ trang, cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân trong huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị phù hợp với chức năng nhiệm vụ và tình hình địa phương.

Để sớm đưa Chỉ thị vào cuộc sống, Phòng Lao động, Thương binh và xã hội đã phối hợp cùng các ngành chức năng tổ chức quán triệt các văn bản của Đảng về dạy nghề cho lao động nông thôn. Phối hợp Trung tâm văn hóa huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị, tuyên truyền lưu động và trên phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép vào các lễ khai giảng các lớp dạy nghề; đồng thời phối hợp với trung tâm GDNN-GDTX, UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền tư vấn học nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Hàng năm đào tạo nghề, giải quyết việc làm được Huyện ủy đưa vào chỉ tiêu chủ yếu trong nghị quyết, kế hoạch công tác. UBND huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch công tác đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn đảm bảo về chất lượng và đa dạng hóa về ngành nghề, đáp ứng nhu cầu của người lao động. Tập trung vào nhóm nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch…; chú trọng tập trung đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng nghề tạo điều kiện cho người lao động nâng cao tay nghề.

Cán bộ Khuyến nông hướng dẫn người dân xã Đông Minh trồng đậu hạt đỏ
Huyện cũng thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với tư vấn, giới thiệu việc làm và tạo việc làm mới, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Trong 10 năm huyện đã đào tạo nghề cho 4950 thanh niên nông thôn, 3537 nông dân. Đồng thời phối hợp với các tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện thuận lợi để người nghèo, cận nghèo và người lao động được vay vốn giải quyết việc làm, mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện sắp xếp, sáp nhập các cơ sở dạy nghề, huyện đã thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên với 24 cán bộ, giảng viên, 6 giáo viên cơ hữu; trên cơ sở đó, tạo mọi điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới chất lượng giảng dạy. Đồng thời chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, lựa chọn các tài liệu có nội dung giáo dục khởi nghiệp vào giảng dạy giúp cho học sinh có nhận thức đúng đắn, khơi dậy tự học, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp, tự chủ sáng tạo trong lựa chọn nghề nghiệp. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học viên, coi trọng việc hướng dẫn tự học; chú trọng dạy học gắn lý thuyết với thực hành, thực tiễn trên cơ sở khai thác kinh nghiệm sẵn có của học viên, đặc biệt là với đối tượng học viên người lớn tuổi. Bên cạnh đó, phối hợp với các cở sở giáo dục trong nước tăng cường giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, liên hệ với các doanh nghiệp để lựa chọn ngành nghề phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tìm việc làm và có thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp. Tiếp tục chú trọng công tác tư vấn việc làm mới cho người lao động, sau 10 năm, huyện đã tư vấn, hướng nghiệp cho trên 21.000 lao động, đồng thời kết nối với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, giới thiệu việc làm cho trên 3.000 lao động.
Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, trong thời gian tới huyện Yên Minh sẽ tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và triển khai các giải pháp của Chỉ thị và những văn bản liên quan đến công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, thợ lành nghề tại các doanh nghiệp tham gia dạy nghề, truyền nghề cho người lao động nông thôn. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dạy nghề; tổ chức lồng ghép dạy nghề cho lao động nông thôn với chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.
Lương Nghĩa (BTGTU)

Thống kê truy cập
Hôm nay : 483
Hôm qua : 5.244
Tháng 05 : 36.889
Năm 2024 : 336.303