A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Mô hình cải tại vườn tạp mẫu tại huyện Hoàng Su Phì

Mô hình cải tạo vườn tạp của gia đình bà Phạm Tuyết Chung, thôn 1 Lê Hồng Phong xã Nam Sơn, là mô hình cải tạo vườn tạp thành công nhất của huyện Hoàng Su Phì, mô hình kết hợp giữa vườn, ao, truồng này mang lại thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng cho gia đình.
Mô hình cải tạo vườn tạp của gia đình bà Phạm Tuyết Chung
Mô hình rộng chừng 3.000m2 được chia làm 4 phần gồm phần dành cho chăn muôi lợn, gà, phần dành để trồng rau xanh, phần trồng cây ăn quả và phần ao nuôi cá. Chỉ riêng diện tích khoảng 500m đất trồng rau xanh cũng mang lại cho gia đình thu nhập ổn định khoảng 300 nghìn đồng mỗi ngày. Trong đó, phần chăn nuôi lợn là khu nhà được xây kiên cố lúc nào cũng nuôi trên 100 con lợn được nuôi kép kín, 10 con lợn nái sinh sản ra bao nhiêu lợn con là nuôi bấy nhiều đến khi lớn thành lợn thịt thì mới xuất bán ra thị trường. Chất thải của trong quá trình chăn nuôi, được đưa vào hệ thống bioga xử lý môi trường an toàn, khí gas được dùng để đun nấu, phân lợn sau khi qua sử lý dùng để làm thức ăn cho cá và bón cho rau.
Với số vốn ban đầu hơn 100 triệu đồng kết hợp với 100 triệu đồng, vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội huyện, cộng với sự cần cù, chịu thương, chịu khó, tính toán khó học, chỉ sau 2 năm thực hiện mô hình, mô hình đã mang thu nhập ổn định cho gia đình. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn: chăn muôi lợn mỗi năm cho thu nhập khoảng 400 – 500 triệu đồng, chăn nuôi gà cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng, cây ăn quả khoảng 50 triệu đồng, ao cá thu về 100 triệu, cộng với thu nhập từ bán rau, mỗi năm gia đình cũng thu về từ 600 đến 700 triệu đồng.
Từ mô hình của gia đình bà Phạm Tuyết Chung, có thể thấy cải tạo vườn tạp là một quyết sách đúng đắn, nhằm tận dụng lợi thế về đất đai để mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Chương trình cải tạo vườn tạp không chỉ tạo hướng đi mà đang dần làm thay đổi tư duy làm nông nghiệp của người dân. Cùng với những kết quả đã đạt được sẽ là nền tảng giúp chương trình cải tạo vườn tạp ở huyện Hoàng Su Phì, ngày một lan rộng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo xu hướng mới trong làm nông nghiệp của người dân.
Đức Long – Hoàng Tính (Huyện Hoàng Su Phì)

Thống kê truy cập
Hôm nay : 411
Hôm qua : 1.310
Tháng 12 : 41.891
Năm 2024 : 978.589