A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hai mươi năm đồng hành với người nghèo và các gia đình chính sách tại huyện Quản Bạ

CTTBTG - Thực hiện các hoạt động giao dịch từ năm 2002 đến nay, phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quản Bạ đã làm tốt công tác giải ngân vốn chính sách theo quy định của Chính Phủ, giúp đỡ các hộ gia đình thuộc hộ nghèo và đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Quản Bạ có thêm điều kiện trong phát triển kinh tế.
 

Ảnh: Ngân hàng chính sách giám sát mô hình phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH huyện tại xã Lùng Tám.
Để giải ngân các nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thuộc diện được thụ hưởng. Đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho đối tượng chính sách, hộ nghèo trong tiết giảm chi phí quả lý, chi phí xã hội. Phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện Quản Bạ đã không ngừng nâng cao nghiệp vụ theo hướng cải cách hành chính. Thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù “Phục vụ tại nhà, Giải ngân, thu nợ tại xã”. Hoạt động uỷ thác nguồn vốn từ NHCSXH được các Hội, đoàn thể các cấp tại huyện quan tâm thực hiện. Hiện tại tổng dư nợ của 4 Hội, đoàn thể huyện được ủy thác là 280 tỷ 698 triệu đồng
Chị Đặng Thị Hưởng, Chủ tịch Hội LHPN huyện Quản Bạ cho biết: Hoạt động uỷ thác nguồn vốn từ NHCSXH được các Hội LHPN tâm thực hiện có hiệu quả. Từ việc ủy thác nguồn vốn đã tạo điều kiện cho nhiều hội viên của Hội có thêm vốn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động của tổ chức Hội. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động hội và số lượng hội viên và thực hiện tốt mục tiêu Bình đẳng giới, gia đình hạnh phúc của Hội.
Việc duy trì hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TT& VV) thực hiện tốt trong chấp hành quy ước hoạt động của tổ, của NHCSXH như: chấp hành trả gốc, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm. Hiện nay trên địa bàn huyện Quản Bạ có 170 tổ TK&VV đang hoạt động. Đến 31/5/2022, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 283 tỷ 514 triệu đồng, gấp hơn 40 lần so với thời điểm thành lập. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14,1%/ năm, với trên 6 nghìn hộ nghèo và đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Anh Mai Minh Đình, thôn Tùng Nùn, xã Lùng Tám vui vẻ nói: Năm 2018, gia đình tôi vay 50 triệu đồng từ NHCS XH huyện Quản Bạ để phát triển kinh tế như chăn nuôi bò, chim
bồ câu, thực hiện cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả và nhiều loại nông sản nông nghiệp khác. Đến nay, từ chăn nuôi, trồng trọt gia đình đã có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống. Năm 2021, thu nhập thực lĩnh của gia đình tôi đạt gần 150 triệu đồng từ diện tích trồng cây ổi, cây ớt và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đến nay phòng giao dịch NHCSXH huyện Quản Bạ đã mở được 13 điểm giao dịch tại 13 đơn vị hành chính cấp xã, với việc giải quyết được trên 90% giao dịch của khách hàng với NHCSXH ngay tại cơ sở. Trải quan 20 năm qua, nguồn vốn của ngân hàng CSXH huyện Quản Bạ đã có trên 41 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn với số tiền 911 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách của ngân hàng đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 2,5 triệu đồng/ người năm lên 25 triệu đồng/ người năm 2022 (tăng hơn 10 lần so với năm 2002).
Trao đổi thêm Ông Nông Văn Dũng, Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH huyện Quản Bạ cho hay: 20 năm qua, phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện đã trao cơ hội về vay vốn chính sách, lãi suất thấp cho 920 lao động có công ăn việc làm ổn định thuộc chương trình cho vay giải quyết việc làm; 367 lượt hộ vay vốn đi xuất khẩu lao động có nguồn thu nhập ngoại tệ gửi về trả nợ ngân hàng và giúp đỡ gia đình; 6.810 hộ hộ trung bình, khá vay vốn để sản xuất kinh doanh; 2.032 hộ nghèo làm mới và sửa chữa nhà ở; trên 706 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập; 1.566 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.
Chặng đường 20 năm đã đi qua, NHCS XH huyện Quản Bạ đã để lại nhiều dấu ấn trong hoạt động vốn vay chính sách. Những nguồn vốn không lợi nhuận, lãi suất thấp đã được các hộ nghèo, hộgia đình chính sách tiếp cận và có thêm điều kiện trong phát triển kinh tế. Đây là yếu tố quan trọng góp phần quan trọng trong tiến trình phát triển quê hương Quản Bạ ngày càng phát triển, giàu đẹp, người dân có cuộc sống đầy đủ hơn.
Bài, ảnh: Hoàng Chính- Quản Bạ

Tác giả: Hoàng Chính
Thống kê truy cập
Hôm nay : 411
Hôm qua : 1.310
Tháng 12 : 41.891
Năm 2024 : 978.589