A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Di tích Nhà Vương - điểm đến hấp dẫn vùng Cao nguyên đá Đồng Văn

CTTBTG - Lịch sử xây dựng: Theo lời kể và ghi chép của con cháu dòng họ Vương: ông Vương Chính Đức là chủ nhân xây dựng tòa dinh thự này, ông đã mời thầy địa lý người Hán đi tìm địa điểm xây dựng dinh thự. Thầy địa lý đi hết triền núi này đến triền núi khác, cuối cùng họ dừng chân ở đất Sà Phìn với lời giải thích như sau: Giữa thung lũng Sà Phìn nổi lên một quả đồi hình con rùa, xung quanh là những núi cao bao bọc. Xây dựng nhà trên lưng con rùa thì sẽ giàu sang phú quỷ suốt đời; Sau lưng con rùa là dãy núi hình ghế tựa, có đât đó co, duỗi chân; Bên phải có núi cao chọc trời; Bên trái núi to ngang trời; Đăng trước quả đồi có hai núi tượng trưng cho văn, võ đứng hầu. Sau hai quả núi này là một dãy núi chấn ngang như rồng uốn lượn. Chính vì vậy, ông đã lựa chọn nơi này để xây dựng dinh thự hiện nay. Thời gian khởi công xây dựng khoảng năm 1898, hoàn thành khoảng năm 1903.

 

Ảnh: Cửa chính Dinh thự họ Vương
Tổng diện tích khuôn viên bên trong tường rào đá là 4.876,6m2. Kiến trúc dinh thự này có sự giao thoa giữa kiến trúc của người Hoa - người Mông và một ít kiến trúc của Pháp.
- Kiến trúc người Hoa: Tòa nhà này mô phỏng kiến trúc truyền thống của người dân vùng Hoa Bắc, Trung Quốc được gọi là Tứ hợp viện hay còn được gọi là Tứ hợp phòng tức là phòng ốc ở 4 phía bao quanh sân nhà.
- Kiến trúc người Mông: chính là Tường rào đá phổ biến ở vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, hầu như nhà nào của người Mông cũng có tường rào đá được bao xung quanh nhà với mục đích là để bảo vệ ngôi nhà, vật nuôi, ngăn thú dữ. Khác ở chỗ tường rào đá ở khu dinh thự này được tạo thành một tường thành có công năng phòng thủ, trung bình cứ cách khoảng 6m có 1 lỗ châu mai. Tổng chiều dài tường thành dài 265m, độ dầy của tường trung bình từ 0,65m, cao hơn 2m.
- Kiến trúc Pháp: Trong dinh thự là lan can sắt ở nhà hậu dinh và lò sưởi với ống khói được xây thông lên tầng 2 và lên tận mái nhà, hầu hết các phòng đều có lò sưởi.
Đôi câu đối ở Khu vực cổng tòa dinh thự này đọc như sau: “Gia tích thiện hiền nhân xuất nhập” nghĩa là: Gia tộc này tích đức, trọng người hiền, sẵn sàng đón mọi người lui tới. “Môn phong lưu quý khách vãng lai” nghĩa là: Cửa gia đình rộng mở đón quý khách đến thăm.

Ảnh: Bên trong khu vực Dinh thự họ Vương
Tứ hợp viện là kiến trúc truyền thống của người dân vùng Hoa Bắc Trung Quốc, với bố cục là xây nhà bao quanh một sân vườn theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, thông thường gồm có nhà chính tọa Bắc hướng Nam, nhà ngang hai hướng Đông - Tây và nhà đối diện với nhà chính. Thông thường nhà chính tọa Băc hướng Nam giành cho chủ nhân lớn tuổi nhất và uy tín cao nhất trong gia đình (còn được gọi là nhà chính hoặc nhà trên). Con cháu gia đình lần lượt ở nhà ngang phía Đông, phía Tây hoặc các căn phòng phụ. Người giúp việc nam không được bước chân vào nhà trong, chỉ có thể ở ngoài sân.
Tổng thể tòa nhà này gồm 4 nhà ngang và 6 nhà dọc đều là 2 tầng với 64 buồng, tổng diện tích sử dụng là 1.940m2 gồm: Tiền dinh, Trung dinh và Hậu dinh. Bố cục tòa nhà nằm trên trục Bắc - Nam, theo 3 lớp cao dần vào trong. Hai góc nhà trong cùng xây 2 lô cốt, giữa 3 lớp nhà là 3 sân lát đá (là 3 giếng trời) để lấy ánh sáng, không khí trong lành cho các ngôi nhà.

Ảnh: Toàn cảnh dinh thự họ Vương
Những người già kể rằng Vương Chính Đức lựa chọn thợ giỏi từ Vân Nam (Trung Quốc) sang xây dinh thự này, thợ phụ là người địa phương. Vật liệu để xây dựng toà nhà này chủ yếu là thông đá (tức cây thông mọc trên núi đá); đá xanh được khai thác ở quanh vùng, riêng ngói trang trí (ngói ống) được mua từ Trung Quôc; Tường bao xung quanh trình tường đất, chân tường xây bằng móng đá để tránh nước mưa hắt ăn mòn chân tường, khung nhà bàng gỗ chịu lực bên trong lịa ván, cột kèo bằng gỗ, sàn lát ván gỗ, mái lợp ngói máng, hàng hiên lợp ngói ống trang trí hoa văn chữ “Thọ”.
Năm 1993 khu dinh thự này được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Sau khi được công nhận di tích, năm 2004 - 2005 nhà nước đã cấp kinh phí để tu bổ, tôn tạo, phục hồi lại 2 nhà cánh nằm ngang với tòa nhà chính này và mái của bể nước. Còn trong khu nhà chính này thay thế phần lớn hệ thống gỗ ở mái như xà đỡ mái, rui, mè và thay một số dầm sàn, ván lát sàn, ván bưng, cánh cửa và một vài cột nhà bị mục, mối xông. Cơ bản kiến trúc vẫn được bảo tồn nguyên như cũ.
Khu nhà ngoài cùng gọi là "tiền dinh", tiếp đó là "trung dinh" và sau cùng là "hậu dinh".
+ Khu nhà tiền dinh là nơi ở của lính gác khoảng từ 25 - 30 người, khi Vương Chí Sình làm Chủ tịch huyện Đồng Văn, tiền dinh này là trụ sở uỷ ban nhân dân xã Sà Phìn cho đến năm 2003 trụ sở uỷ ban nhân dân xã Sà Phìn mới chuyến lên địa điểm hiện nay.
 4 chữ ở bức hoành phi này đưoc đoc nhu- sau:
“Biên chính khả phong” (nghĩa là: Chính sự nơi biên cương mẫu mực) “Cung tụng Bang tá Vương công Chính Đức đức chính” (nghĩa là: Tặng khen người phò tá triều đình ông Vương Chính Đức đã dùng đức thi hành chính sự).
Dòng lạc khoản bên tay trái bức hoành phi ghi: “Khải Định bát niên mạnh đông mãn nguyệt cốc đán công lập” (Nghĩa là: Bức hoành phi này được làm vào ngày tốt, cuối tháng 10 mùa đông, năm Khải Định thứ 8 - năm 1923).
Câu đối khắc chìm vào đá (phía dưói bức hoàng phi): “Môn củng tử thần, gia tăng phúc thọ” (Nghĩa là: Cửa hướng về cung Vua, gia đình thêm phúc thọ). “Thiên khai hoàng đạo, đường hiện trinh tường” (Nghĩa là: Trời mở ra vận lớn, nhà Vương hiện điềm lành). Khu vực khu tiền dinh này được bố trí làm việc, nơi ở đội bảo vệ (tổng số lính bảo vệ tại nhà Vương khoảng từ 25 - 30 người)
Gia tộc họ Vương có 7 tên đệm như sau: Chính - Chí - Đình - Quỳnh - Duy - Văn - Lập.
Khi Vương Chính Đức tuổi cao, Vương Chí Sình kế nghiệp cha. Năm 1945 cán bộ Việt Minh đến Sà Phin để giác ngộ Vương Chính Đức theo cách mạng. Cuối năm 1945 Vương Chí Sình cùng bà vợ ba là Trương Mỹ Thuận được cán bộ Việt Minh bố trí đưa về Hà Nội yết kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Trong đợt tổng tuyển cử bầu Quốc hội tháng 01/1946 Vương Chí Thành trúng cử đại biêu Quôc hội khoá I (1946 - 1960) và tái cử khoá II (1960 - 1964). Vương Chí Thành được bầu làm Chủ tịch uỷ ban hành chính huyện Đồng Văn và giữ một sô trọng trách khác. Năm 1956, tuổi đã cao Vương Chí Thành thôi giữ chức Chủ tịch huyện Đồng Văn. Người lên thay làm Chủ tịch là ông Vừ Mí Kẻ. Năm 1959 Vương Chí Thành được triệu tập về Hà Nội họp Quốc hội, sau đó làm chuyên viên uỷ ban dân tộc Trung ương. Năm 1962 Vương Chí Thành mất tại Hà Nội, thi hài được chuyển về an táng tại thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn). Năm 2003 gia đình cải táng chuyển về trước cổng Khu nhà Vương.
Để ghi nhận những công lao của ông Vương Chí Thành, ngày 31/10/2006 Chủ tịch nước đã truy tặng ông Huân chương đại đoàn kết dân tộc vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Lường Thị Ánh Hồng - Đồng Văn

Tác giả: Lường Thị Ánh Hồng - Đồng Văn
Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 328
Hôm qua : 2.936
Tháng 09 : 37.327
Năm 2024 : 770.735