A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Chị Hiền ở tổ 1 thị trấn Yên BÌnh phát triển kinh tế từ nghề trồng nấm

Trên địa bàn huyện Quang Bình có rất nhiều tấm gương phụ nữ lao động sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó có chị Hoàng Thị Hiền, tổ 1 thị trấn Yên Bình, Quang Bình với sự kiên trì, vượt khó, gia đình chị đã khá thành công với mô hình sản xuất nấm nhờ đó mang lại nguồn thu nhập ổn định và phát triển kinh tế gia đình.

Chị Hoàng Thị Hiền phát triển kinh tế từ nghề trồng nấm

chị Hoàng Thị Hiền, tổ 1 thị trấn Yên Bình, Quang Bình

Năm 2018, được sự giới thiệu từ người thân, chị Hiền đã trồng thử 2-3 bịch nấm. Nhận thấy sựhiệu quả, và nguồn dinh dưỡng từ nấm đem lại chị đã mạnh dạn bắt tay vào trồng 200 bịch nấm đầu tiên. Vừa làm, vừa thử nghiệm và trau dồi thêm các kỹ thuật trồng nấm, cách trồng, chăm sóc, tham khảo thêm sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng đó chị và gia đình mạnh dạn đầu tư trên 100 triệu để xây dựng 250m2 lán trại và mua sắm các thiết bị phục vụ nghề trồng nấm. Sau khi thu hoạch từ 200 bịch nấm đầu tiên, chị đã thu về khoảng 6 triệu ( đã trừ chi phí). Sau đó, chị Hiền đã mở rộng diện tích và tăng lên 2000 bịch nấm. Từ việc trồng nấm đã giúp gia đình có thêm nguồn thu nhập ổn định. Với các loại nấm sò trắng, sò xám với giá trung bình dao động từ 25.000 -30.000 đồng/kg. Hàng năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Để sản xuất ra 1 bịch nấm hoàn chỉnh phải trải qua 9 giai đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, kiên trì. Trung bình 1 người làm được 300 bịch nấm/ngày. Chị Hiền luôn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến nấm theo hướng an toàn từ khâu trồng cấy nấm, chăm sóc tưới bằng nước sạch, vệ sinh lán trại sạch sẽ hằng ngày. Lán trại trồng nấm được xây dựng kiên cố, thoáng mát, bố trí xa khu chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ vậy, lán trại nấm của gia đình chị luôn được người tiêu dùng ưa chuộng chọn mua.

Chị Hiền chia sẻ, nấm là loại cây trồng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sâu bệnh… Do đó, người sản xuất cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với mỗi loại giống nấm đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau, nhưng để có được sản lượng nấm đạt chất lượng cao, quan trọng nhất là khâu chọn giống, sau đó là cách ủ nguồn nguyên liệu, nguyên liệu phải được lựa chọn kĩ càng, sạch sẽ, chất lượng nấm mới đạt, năng suất sẽ cao hơn. Cụ thể đối với nấm sò, các nguyên liệu mùn cưa, cám ngô… xử lý qua nước vôi, đem ủ, đóng trong bịch nilon, hấp vô trùng, sau đó cấy giống, ươm bịch từ 20 - 30 ngày cho đến khi sợi nấm ăn kín trắng toàn bộ bịch nấm, làm cho bịch nấm rắn chắc và sợi nấm ăn vào nguyên liệu tạo thành khối màu trắng đều từ trên miệng xuống đáy túi. Khi bịch nấm trắng đều tiến hành dùng dao nhọn sắc rạch 6 - 9 vết rạch xung quanh bịch nấm (các vết rạch so le và đều nhau), kích thước vết rạch rộng 2 - 3 cm, sâu 4 - 5 cm.Sau khi rạch khoảng 7 - 10 ngày, nấm bắt đầu phát triển từ các vết rạch. Nấm sò mọc thành từng cụm nên thu hái cả cụm. Khi nấm có đường kính mũ đạt từ 3 - 4 cm thì tiến hành thu hoạch. Khi thu hoạch, khâu hái nấm và vệ sinh nấm cũng rất quan trọng để không ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nấm. Người làm nghề trồng nấm cần phải có sự đầu tư đồng bộ về vốn lẫn kiến thức và tâm huyết mới mong phát triển bền vững.  

Mô hình trồng nấm đã phát triển từ lâu và minh chứng được hiệu quả, nhưng để trồng nấm  được quanh năm và đạt năng suất như mong đợi, ngoài chịu khó, cần mẫn, kinh nghiệm thì đòi hỏi người trồng nấm phải luôn cải tiến và nắm vững kỹ thuật để việc sản xuất đạt hiệu quả cao. Chị Hiền vẫn đang không ngừng học hỏi để việc trồng nấm được phát triển lâu dài, ổn định nguồn thu nhập, xây dựng kinh tế gia đình ngày càng bền vững.

Quỳnh Hoa


Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.641
Hôm qua : 4.030
Tháng 05 : 8.942
Năm 2024 : 308.356