A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Giang: Tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng 5 năm

CTTBTG - Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang có dấu hiệu phục hồi khả quan, khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế đạt cao (tăng 7,86%), là mức tăng 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 5 năm qua, đứng thứ 5/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố.

 Đ/c Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 6 của UBND tỉnh
Theo đánh giá tại phiên họp thường kỳ tháng 6 của UBND tỉnh đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2022, tỉnh Hà Giang triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có những thuận lợi nhất định, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Kế hoạch 5 năm 2021-2025… Đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán thích ứng an toàn với đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tình hình dịch COVID-19 bùng phát, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, thiên tai diễn biến phức tạp… nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng thuận, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh có dấu hiệu phục hồi khả quan, khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.
Cụ thể, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt cao. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 6.768,94 tỷ đồng, tăng 7,86% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 3,56% của 6 tháng đầu năm 2021 và đạt mức tăng cao nhất 6 tháng đầu năm trong vòng 5 năm qua), đứng thứ 5/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế được chỉ đạo triển khai bài bản, đồng bộ, hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Các ngành, lĩnh vực sản xuất chính đạt được những kết quả rất tích cực. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, tăng 5,39% so với cùng kỳ; du lịch phát triển mạnh mẽ, lượng khách đến tỉnh tăng 73,7% so với cùng kỳ; sản xuất công nghiệp tăng 23,87%, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,04%, công nghiệp chế biến tăng 23,01%, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 30,03%,…
Các hoạt động thương mại phát triển ổn định, tăng 13,6%, vận tải phục hồi mạnh mẽ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 13,8% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.080 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 55,9% dự toán Trung ương giao và 38,6% dự toán Tỉnh giao. Tổng dư nợ tín dụng đạt 75% kế hoạch năm.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 41% kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước quản lý thực hiện tăng 29,22% so với cùng kỳ.
Công tác cải cách hành chính được tập trung chỉ đạo, khắc phục những tồn tại hạn chế của năm 2021. Các chỉ số về cải cách hành chính của tỉnh năm 2021 tăng so với năm 2020, trong đó chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tăng 6 bậc (xếp thứ 24/63), chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tăng 7 bậc (xếp thứ 18/63), chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) tăng 5 bậc (xếp thứ 28/63)…
PV

Thống kê truy cập
Hôm nay : 64
Hôm qua : 1.467
Tháng 10 : 34.408
Năm 2024 : 837.385