Hà Giang phát triển du lịch từ làng nghề truyền thống
Với sự đa dạng về bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, sự phong phú về tiềm năng, lợi thế phát triển các loại hình du lịch gắn với sản phẩm thủ công truyền thống, Hà Giang đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Qua đó góp phần ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển các nghề và làng nghề thủ công gắn với du lịch |
Hà Giang có nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc phát triển du lịch. Những năm gần đây, Hà Giang đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Với mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa phương, Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển các nghề và làng nghề thủ công gắn với du lịch góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo bền vững.
Tất cả những sản phẩm đều được làm thủ công và có sự tinh tế rất cao |
Hiện toàn tỉnh Hà Giang có gần 40 làng nghề đã được công nhận, gần 2 nghìn hộ dân tham gia sản xuất trong các làng nghề như thêu dệt vải lanh, thổ cẩm truyền thống, nghề làm giấy bản, nghề chạm bạc, làm khèn mông. Tất cả những sản phẩm đều được làm thủ công và có sự tinh tế rất cao. Những năm gần đây, việc phát triển các làng nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc phát triển kinh tế nói chung và phục vụ phát triển du lịch nói riêng đã đóng góp to lớn trong việc tạo ra công ăn việc làm và nâng cao thu nhập giúp ổn định đời sống cho lao động tại địa phương.
Hiện toàn tỉnh có gần 40 làng nghề đã được công nhận |
Việc phát triển làng nghề đã giúp cho đồng bào dân tộc ở Hà Giang gìn giữ và phát triển văn hóa thông qua các sản phẩm thủ công truyền thống. Đồng thời để thế hệ các nghệ nhân cao tuổi truyền nghề lại cho thể hệ trẻ. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh đã trở thành mô hình “du lịch làng nghề”. Qua đó giúp du khách vừa được tận mắt chứng kiến và trải nhiệm từng quy trình sản xuất, cũng như lựa chọn mua sản phẩm.
Nhiều làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh đã trở thành mô hình “du lịch làng nghề” |
Nghề chạm bạc |
Có thể khẳng định các làng nghề thủ công truyền thống không những giữ gìn phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn gắn với phát triển kinh tế, trở thành sản phẩm du lịch. Hiện nay tỉnh Hà Giang đã và đang vận dụng linh hoạt, thông qua các cơ chế, chính sách của Trung ương như Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các chương trình khuyến công, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội được lồng ghép nhằm giúp các làng nghề tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù thu hút du khách khi đến với Hà Giang./.
Ngọc Hải- Hoàng Tính