A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang

         Xác định chuyển đổi số là giải pháp đột phá, nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; chuyển đổi số cần thực hiện trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm. Thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử và đạt được kết quả tích cực.

Hội thảo chuyển đổi số và ký kết hợp tác chuyển đổi số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025 (Ảnh tư liệu)

        Đến nay, mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh (ICT Index) ở mức khá so với các tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 80,53%. Tỷ lệ xử lý hồ sơ điện tử đạt 66,38%. Tỷ lệ các cơ quan hành chính có trang/cổng thông tin điện tử đạt 100%. Tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan và tỷ lệ ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có điểm cầu trực tuyến đạt 100%. Hình thành một số nền tảng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành hệ thống thông tin báo cáo, góp phần hình thành chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số. Kinh tế số bước đầu hình thành trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, y tế, du lịch và dịch vụ với nhiều hình thức kinh doanh mới, dựa trên thương mại điện tử và logistics. Cùng với đó, 100% các xã đã có cáp quang đến trung tâm; số trạm thu phát sóng (BTS) đạt 2.418 trạm, trong đó 783 trạm 2G, 932 trạm 3G, 703 trạm 4G. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có mạng Internet băng rộng đến khu vực trung tâm xã, khu vực tập trung đông dân cư đạt 100%. Tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt 98,6%. Tỷ lệ điện thoại thông minh đạt khoảng 58,2%.

 

 Cổng dịch vụ công tỉnh Hà Giang đi vào hoạt động góp phần giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi

         Là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình chia cắt, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, vì vậy quá trình thực hiện chuyển đối số của tỉnh còn một số vấn đề khó khăn đang đặt ra đó là việc xây dựng nền tảng chính quyền điện tử chậm hoàn thiện; một số ngành, lĩnh vực chưa chủ động tham gia chuyển đổi số; việc kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu giữa các cơ quan còn hạn chế; quản lý thông tin trên không gian mạng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh…
       Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi số trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang xác định cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm đó là: Tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, địa phương, đơn vị trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; hiệu quả hoạt động Ban chỉ đạo, Ban điều hành chuyển đổi số từ cấp tỉnh đến cấp xã; ư
u tiên chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, du lịch, nông nghiệp, giao thông - vận tải, tài nguyên - môi trường, xây dựng, tư pháp, logistics, thương mại điện tử, doanh nghiệp; phát triển hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo an toàn an ninh thông tin; xây dựng và phát triển chính quyền số; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước...
 

Nguyễn Yến
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy


Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.209
Hôm qua : 2.119
Tháng 05 : 68.684
Năm 2024 : 368.098