A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc Chính phủ với các địa phương về phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

Ngày 5-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý 1 năm 2022; triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình và giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022; việc triển khai các công trình giao thông quan trọng quốc gia.

Dự họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có các Phó thủ tướng Chính phủ: Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ. Dự tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố có Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các sở, ban, ngành liên quan.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, ngày 5-1-2022, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Chính phủ với các địa phương với sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. So với cách đây 3 tháng, tình hình quốc tế có những diễn biến mới như xung đột tại Ukraine, lạm phát tăng cao tại một số nước, giá nguyên liệu đầu vào, giá dầu thế giới tăng... Đây là những vấn đề tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc Chính phủ với các địa phương về phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương.


Trong 3 tháng qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; sự điều hành của Chính phủ, chính quyền các cấp; sự vào cuộc, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, chúng ta triển khai có hiệu quả chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, với mục tiêu phục hồi nhanh, phát triển bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, theo Nghị quyết của Quốc hội.Mặc dù chúng ta đã xác định khó khăn, thách thức đan xen thời cơ, thuận lợi, song khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là đối với những vấn đề cụ thể chưa dự báo được; song chúng ta đã bám sát tình hình và xử lý kịp thời. Trong đó, có ứng xử kịp thời trước diễn biến tại Ukraine, đặc biệt là đã tổ chức bảo hộ công dân, đón người Việt Nam có nhu cầu về nước an toàn; kiểm soát được tình hình lạm phát; giá xăng dầu được Chính phủ điều tiết linh hoạt, phù hợp; các vấn đề liên quan đến năng lượng, nhất là điện năng đã có phương án giải quyết hiệu quả... Mặc dù vậy, trong nước bộc lộ những khó khăn nội tại; các vi phạm pháp luật liên quan thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp... có diễn biến xấu.

Cùng với đó, chúng ta tiếp tục xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tiếp tục hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện các giải pháp đột phá về hạ tầng, đột phá về cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... theo Nghị quyết của Đảng.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ tổ chức hội nghị này nhằm đánh giá lại quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm, để từ đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả, cụ thể hóa các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết của Chính phủ.

Theo chương trình, Hội nghị nghe, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng năm 2022, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thời gian tới; tình hình và giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022.

Tại tỉnh Hà Giang, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do tình hình dịch Covid-19 bùng phát, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, thống nhất và đồng hành, ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt chỉ đạo quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội quý I đã đạt được những kết quả khá tích cực. Công tác xây dựng Kế hoạch và triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 được các cấp, các ngành triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao. Chiến dịch tiêm chủng phòng ngừa Covid-19 được khẩn trương triển khai, góp phần hiệu quả trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19; số ca bệnh tăng cao nhưng các hoạt động của hệ thống y tế, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở vẫn đảm bảo; tỷ lệ ca khỏi bệnh được cách ly, điều trị tại nhà đạt cao, tỷ lệ ca bệnh chuyển nặng và tử vong giảm sâu.

Các hoạt động phát triển kinh tế cơ bản ổn định; tăng trưởng quý I đạt cao so với cùng kỳ (tăng 7,95%). Các ngành, lĩnh vực sản xuất chính đạt được những kết quả tích cực. Sản xuất nông nghiệp vụ Đông tăng khá, tăng 8,1% so với kế hoạch; sản lượng Cam sành niên vụ 2021-2022 tăng 203 tấn so với năm trước, mức độ tiêu thụ tốt, giá bán cao; sản xuất vụ Xuân đạt tiến độ đề ra. Chăn nuôi phát triển ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng khá so với cùng kỳ (tăng 6,14%), công tác tái đàn tăng trưởng trở lại. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao so với cùng kỳ (tăng 44,37%). Các hoạt động thương mại phát triển ổn định, ngành du lịch, vận tải dần phục hồi. Thu ngân sách nhà nước đạt khá (đạt gần 30% KH Trung ương), tăng cao so với cùng kỳ (tăng 36%). Kế hoạch đầu tư công được phân khai chi tiết và giao hết kế hoạch ngay từ đầu năm. Công tác đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm; các chế độ, chính sách cho các đối tượng người có công, đồng bào dân tộc thiểu số, người lao động và nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán được triển khai kịp thời, đầy đủ; đảm bảo mọi người nhân dân đều được đón Tết trong không khí an toàn, no ấm. Các sự kiện lễ hội, văn hóa, thông tin truyền thông được thực hiện với nhiều hình thức, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả và phù hợp với công tác phòng, chống dịch Covid-19. Công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số doanh nghiệp, xúc tiến du lịch, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử được đẩy mạnh. Tình hình an ninh biên giới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định, đường biên, mốc giới được giữ vững; tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí.

Tuy nhiên, hiện tỉnh đang đối mặt với những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 lây lan nhanh tại một số địa phương đã ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động xuất nhập khẩu; Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể tăng so với cùng kỳ; tiến độ triển khai các dự án thu hút đầu tư chậm, gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt trong việc thực hiện các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó tiến độ và chất lượng công tác dạy và học bị ảnh hưởng; Công tác đào tạo nghề, triển khai chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội còn gặp khó khăn. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm tiến độ chậm dẫn đến kết quả giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng nghe, thảo luận về  tình hình triển khai đầu tư, xây dựng và chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông quan trọng quốc gia gồm cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025; Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh; 3 dự án đường cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.


 Tổng hợp báo chí


Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.680
Hôm qua : 1.581
Tháng 09 : 30.981
Năm 2024 : 764.389