A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tọa đàm khảo sát xây dựng Luật Phòng thủ dân sự

Sáng 7.6, tại Bộ CHQS tỉnh, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN), Quân khu 2 và UBND tỉnh phối hợp tổ chức tọa đàm khảo sát xây dựng Luật Phòng thủ dân sự (PTDS). Các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN; Thiếu tướng Đinh Mạnh Phác, Phó Tư lệnh Quân khu 2; Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì tọa đàm. Tham dự có lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Thiếu tướng Đinh Mạnh Phác, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long chủ trì tọa đàm

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Thiếu tướng Đinh Mạnh Phác, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long chủ trì tọa đàm

Các đại biểu dự buổi tọa đàm

Các đại biểu dự buổi tọa đàm

Báo cáo của Ban Chỉ huy (BCH) PTDS tỉnh, Hà Giang có địa hình chủ yếu là núi cao, chia cắt, địa chất núi đá, thiếu đất, thiếu nước nên gặp nhiều khó khăn trong khắc phục hậu quả thiên tai. Tỉnh có lượng mưa hàng năm cao nhất cả nước, địa chất yếu nên dễ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, lực lượng vũ trang quán triệt, giáo dục, tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ và nhân dân nắm chắc đường lối, quan điểm của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ về PTDS, ứng phó sự cố thiên tai và TKCN. Tỉnh đã thành lập BCH PTDS tỉnh; kiện toàn, thành lập BCH phòng chống thiên tai và TKCN 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện xử lý ứng phó sự cố thiên tai, TKCN phù hợp tình hình địa phương. Xây dựng lực lượng PTDS ở địa phương, nòng cốt là các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn; 193/193 xã, phường thị trấn của tỉnh đã thành lập đội xung kích với gần 13.000 người tham gia. Giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh đã bố trí trên 11,7 tỷ đồng cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai và hỗ trợ thiệt hại cho các đối tượng theo Nghị định 02 và Quyết định 806 của Chính phủ trên 20,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, vấn đề ban bố tình trạng khẩn cấp về PTDS còn tồn tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật cần điều chỉnh; các biện pháp quy định còn chung chung, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh thời gian qua; chưa có sự liên thông, thống nhất với các các luật, pháp lệnh khác. Nội dung các quy định về PTDS chưa đầy đủ, chưa theo kịp sự phát triển của KT - XH.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình phát biểu, tiếp thu các ý kiến đóng góp vào dự thảo luật

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình phát biểu, tiếp thu các ý kiến đóng góp vào dự thảo luật

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Vàng Seo Cón tham gia góp ý vào dự thảo luật

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Vàng Seo Cón tham gia góp ý vào dự thảo luật

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hoàng Hải Lý tham gia góp ý vào dự thảo luật

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hoàng Hải Lý tham gia góp ý vào dự thảo luật

Thảo luận về dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, có 12 ý kiến đóng góp của các đại biểu. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long và các đại biểu yêu cầu làm rõ hơn về phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh. Đồng thời cho rằng một số quy định trong dự thảo tương đồng với trong một số luật đang thi hành liên quan đến phòng, chống thiên tai, dịch bệnh truyền nhiễm, xây dựng, y tế, đầu tư…; một số điều khoản thi hành trong dự thảo luật cần cụ thể, rõ ràng hơn và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn; một số quy định về nguồn lực quy định trong dự thảo luật cần xem xét lại đảm bảo khi triển khai thuận lợi…

Lãnh đạo Công an tỉnh góp ý vào dự thảo luật

Lãnh đạo Công an tỉnh góp ý vào dự thảo luật

Lãnh đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham gia ý kiến

Lãnh đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham gia ý kiến

Tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình thông tin về sự cần thiết xây dựng Luật Phòng thủ dân sự. Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự gồm 7 chương, 84 điều đưa ra các chính sách mới để giải quyết những bất cập trong thực tiễn như: Xác định trạng thái của xã hội; phân cấp chỉ đạo; các biện pháp bảo vệ người dân; về tình trạng khẩn cấp; công tác quản lý nhà nước… Đồng chí cho rằng các ý kiến đóng góp rất xác đáng, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung vào dự thảo luật phù hợp thực tiễn. Trung tướng Nguyễn Trọng Bình mong muốn tiếp tục được nghe các ý kiến đóng góp của các đối tượng trực tiếp ảnh hưởng của luật; các sở, ngành của tỉnh tiếp tục nghiên cứu, góp ý vào dự thảo luật để luật khi được ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là góp ý vào quy định trạng thái tình huống PTDS trong từng cấp độ sự cố phù hợp cho triển khai…


Thống kê truy cập
Hôm nay : 256
Hôm qua : 3.275
Tháng 07 : 65.406
Năm 2024 : 570.752