A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Xây dựng “niềm tin trong Nhân dân gắn với hành động của Đảng.

CTTBTG - Tăng cường xây dựng, bồi đắp, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng là thành tố đặc biệt quan trọng, làm nền tảng phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Từ thực tiễn, Đảng ta nhận thức rõ sự thành bại của sự nghiệp cách mạng luôn gắn liền với niềm tin của Nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng. Do vậy, giữ vững niềm tin của Nhân dân với Đảng không chỉ là bài học quý giá mà còn là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn vong của Đảng.

Ảnh minh họa

Xây dựng cho Nhân dân niềm tin vào Đảng trọng tâm xây dựng, chỉnh đốn và hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30 tháng 10 năm 2016 (khóa XII) đã chỉ ra hai nguyên nhân chủ quan và khách quan làm suy giảm “niềm tin trong Nhân dân với Đảng”, cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất gây ảnh hưởng xấu trong quần chúng Nhân dân trong đó có những cán bộ, đảng viên cao cấp của Đảng và Nhà nước vị trí quan trọng từ Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư tỉnh, Thành ủy, Chủ tịch UBND, đảng đã thừa nhận, nhìn vào sự thật không trốn trách nhiệm về những suy thoái của cán bộ, đảng viên gây bức xức trong Nhân dân và xã hội. Nghị quyết Trung ương 04 (khóa XII) trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã khẳng định chỉ ra  09 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; 09 biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống gây mất “niềm tin trong Nhân dân với Đảng” một số biểu hiện đáng chú ý: Chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, vụ lợi, chỉ lo vun vén cá nhân, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mất đoàn kết nội bộ, cục bộ bè phái, tranh chức, tranh quyền, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; mắc bệch thành tích, che dấu khuyết điểm, quan liêu, xa rời quần chúng, thờ ơ vô trách nhiệm trước những khó khăn bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân, thất thoái lãng phí tài chính, tài sản ngân sách nhà nước… Tham ô, tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực, chạy chức, chạy quyền… và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng cũng chỉ ra 09 biểu hiện trong cán bộ, đảng viên gây bức xúc, ảnh hưởng nghiên trọng đến uy tín, vai trò của Đảng và hệ thống chính trị, cá nhân, tổ chức Đảng, trong quần chúng Nhân dân. Nguy cơ làm suy giảm, sụt giảm niềm tin trong Nhân dân với Đảng, trước tình hình đó Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nghị quyết Trung ương 04 khóa XII đề ra mục tiêu, quan điểm, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp” trong công tác, xây dựng chỉnh đốn Đảng ngăn chặn những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên xây dựng, củng cố, vun đắp niềm tin trong Nhân dân với Đảng.

Xử lý vụ án chuyến bay giải cứu củng cố niềm tin trong Nhân dân Vụ án chuyến bay giải cứu công dân (nguồn: Báo Công lý)

Chuyến bay giải cứu Khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng chống dịch. Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của một số bộ, ngành và địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly. Vụ án đã lấy đi niềm tự hào của cả đất nước trước những chủ trương cao đẹp đầy sự nhân văn, nhân đạo, của Đảng và Nhà nước “lá lành đùm lá rách”. Trong khi cả nước đang oàn mình chống dịch COVID-19 những người chiến sĩ, y tá, bác sĩ cả hệ thống chính trị vào cuộc chống dịch thì một số bộ phận cán bộ, đảng viên đã xa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi, lạm dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích cá nhân… “Các cán bộ, đảng viên trong vụ án hội đồng xét xử đã tuyên các mức án đối với 54 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu. 4 bị cáo bị tuyên mức án chung thân”. Trong vụ án còn nhiều khuyết điểm hạn chế đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Liên quan đến những vi phạm trên còn có trách nhiệm của một số cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tại các đảng bộ: “Bộ Ngoại giao; Văn phòng Chính phủ; Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Cục Quản lý xuất, nhập cảnh, Bộ Công an và một số tổ chức đảng, đảng viên khác”. Vi phạm nghiêm trọng Quy định 37-QĐ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều Đảng viên không được làm. Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 28/4/2022, Việt Nam đã ghi nhận 43.041 ca tử vong do mắc COVID-19. Có thể nói những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất giữa lúc cơn đại dịch đã lấy đi bao nhiêu nước mắt, niềm tin của Nhân dân với Đảng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng phòng chống tham nhũng, thể hiện như sau: Với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”.

 Kết luận số 21-KL/TW Cũng đã tiếp tục khẳng định bước vào giai đoạn phát triển mới, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bốn nguy cơ như sau: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ về nạn tham nhũng và nạn tệ quan liêu, nguy cơ “diễn biến hòa” của các thế lực thù địch. Trước những nguy cơ, ý nghĩa sống còn sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong bốn nguy cơ trên nguy cơ cần Đảng mạnh nhận rõ nhất là về “nạn tham nhũng và nạn tệ quan liêu” chính là nguy cơ chủ quan làm mất niềm tin của Nhân dân với Đảng, cán bộ, đảng viên cần chỉnh đốn đảng cần có những giải pháp gian đe, cảnh tỉnh, giáo dục để Đảng trong sạch, vững mạnh. Kiên quyết chống biểu hiện bè phái, cục bộ địa phương, “lợi ích nhóm”.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, XIII), ban hành Kết luận 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá”.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm", những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được những kết quả:

(Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã xử lý hình sự 31 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó, có 2 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng; 4 Bí thư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; 5 Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng; 7 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 2 Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ và 9 sĩ quan cấp tướng của lực lượng vũ trang). Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, trong 6 tháng đầu năm, các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 2.100 tỷ đồng; từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thu hồi được hơn 53.000 tỷ đồng (tăng gấp 2,5 lần so cả nhiệm kỳ Đại hội XII). Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đã khởi tố 419 vụ án/1.324 bị can về tội tham nhũng (tăng 252 vụ án/989 bị can so với cùng kỳ năm 2022). Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã phát hiện, xử lý hơn 120 trường hợp cán bộ, đảng viên trong các cơ quan này có sai phạm do tham nhũng, tiêu cực, trong đó xử lý hình sự hơn 60 trường hợp. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã xử lý kỷ luật hơn 590 cán bộ trong các cơ quan chức năng PCTNTC, trong đó có hơn 200 trường hợp bị xử lý hình sự. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan báo chí, truyền thông đã đăng tải 12.831 tin, bài về công tác PCTNTC (tăng hơn 2 lần so cùng kỳ năm 2022). Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã đăng tải 29.678 tin, bài về công tác PCTNTC (tăng gần gấp 3 lần so nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII). Qua đó, tạo sự lan tỏa lớn, đồng thuận, ủng hộ cao của cán bộ, đảng viên, nhân dân và bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam[[1]]. Đây thực sự là một con số không nhỏ của cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gây ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân với Đảng.

Xây dựng củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng là những yếu tố quyết định thắng lợi trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng XIII. Khẳng những mục tiêu nhiệm vụ Nghị Quyết đại hội Đảng XIII khẳng định phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Xây dựng củng cố niềm tin của Nhân dân bằng hành động thiết thực, ý nghĩa, tạo sự chuyển biến lan rộng, trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, cả hệ thống chính trị./.


[1] Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Trang Thông tin điện tử Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ngày 16/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.


Tác giả: Tẩn Tấn Dìn - Cao Mã Pờ, Quản Bạ
Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 922
Hôm qua : 3.179
Tháng 05 : 44.623
Năm 2024 : 344.037