A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Cụ thể hóa chính sách bảo hiểm y tế vào Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh gắn với giảm nghèo bền vững tại địa phương

Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chỉ đạo thực hiện thông qua nhiều Nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều chính sách BHYT đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trong bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, công tác BHYT còn một số hạn chế như: Tỷ lệ bao phủ BHYT còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững, phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn hỗ trợ khác

Để giúp người thuộc hộ gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người nhiễm HIV/AIDS mà chưa có thẻ BHYT được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh ... giảm gánh nặng tài chính khi không may bị ốm đau phải điều trị bệnh, góp phần tăng diện bao phủ BHYT toàn dân.

Toàn cảnh kỳ họp

Ngày 08/12/2023, tại kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ đóng BHYT và mức hỗ trợ cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho người tham gia BHYT đối với một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Hà Giang; cụ thể:

Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho các đối tượng hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025; Học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường công lập tại Hà Giang; Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn hộ nghèo có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025; Người dân tộc thiểu số sinh sống thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Người cao tuổi (từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi) chưa được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng khác; Người nhiễm HIV/AIDS chưa được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng khác.

Hỗ trợ 30% trên tổng số tiền phải đóng của người tham gia BHYT theo hộ gia đình (nhóm đối tượng tự đóng).

Hỗ trợ cùng chi trả 5% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Hà Giang cho các đối tượng, như: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Thân nhân người có công; Người phục vụ người có công ...

Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024 và thay thế Nghị quyết số 49/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang.

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết tại kỳ họp

Việc thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHYT được quan tâm, hệ thống văn bản ngày càng hoàn thiện, thực hiện phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có thể nói đây là sự quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đến cơ sở và trực tiếp người dân được thụ hưởng những chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước trong thực hiện Nghị quyết lấy nội dung xây dựng BHYT toàn dân gắn với việc xây dựng nông thôn mới.

Sự chủ động trong công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố với cơ quan BHXH tỉnh đã làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách BHYT, góp phần ổn định đời sống của Nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội.

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh, đặc biệt là sau khi triển khai Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND sẽ tác động tích cực, nâng cao mức sống người dân, từ đó tạo được sự đồng lòng lớn của nhân dân, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh./.

Nguyễn Tiến Hảo – Bảo hiểm xã hội tỉnh


Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.102
Hôm qua : 2.579
Tháng 05 : 71.156
Năm 2024 : 370.570