A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Từng bước nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng

CTTBTG - Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18.1.2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn (NCBS), tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng (Chỉ thị số 20-CT/TW). Những năm qua, Đảng bộ tỉnh đã rất quan tâm, chỉ đạo các cấp ủy trong tỉnh thực hiện tốt công tác sưu tầm, NCBS các cuốn lịch sử Đảng, truyền thống địa phương, ngành, đơn vị.

Từ việc xác định công tác NCBS lịch sử Đảng là nhiệm vụ quan trọng, nhằm làm rõ quá trình ra đời, phát triển và trưởng thành của tổ chức đảng; tổng kết thực tiễn lịch sử cách mạng của Nhân dân các dân tộc, của địa phương, rút ra bài học kinh nghiệm, những vấn đề lý luận của cách mạng ở từng địa phương, đơn vị. Qua đó, các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc đã quan tâm, chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW. Trên tinh thần đó, những năm qua, các Đảng ủy xã, phường, thị trấn đã chú trọng thực hiện tốt việc NCBS và đăng ký tiến độ hoàn thành cuốn lịch sử đảng bộ, truyền thống cách mạng địa phương một cách nghiêm túc, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Cán bộ Phòng Lý luận chính trị lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nghiên cứu, tham mưu đổi mới công tác biên soạn lịch sử Đảng.

Qua theo dõi, đánh giá của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và thực tế tại các ngành, các Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc, có thể thấy công tác sưu tầm, khai thác các nguồn tư liệu được đẩy mạnh triển khai. Từ các nguồn sưu tầm tư liệu tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng, Phòng Văn thư - Lưu trữ, Văn phòng Tỉnh ủy, Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh và các kho lưu trữ của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, bảo tàng… đã giúp cho các đơn vị có thể triển khai tốt công tác NCBS các cuốn lịch sử, truyền thống.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm, định hướng các địa phương, đơn vị chỉ đạo công tác bồi dưỡng, huy động và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện và tương đương phụ trách công tác lịch sử Đảng triển khai thực hiện và hướng dẫn cấp ủy cấp xã tiến hành sưu tầm tư liệu lịch sử phục vụ cho NCBS lịch sử Đảng, truyền thống cách mạng địa phương. Những năm qua, tỉnh cũng đã triển khai các lớp tập huấn về công tác NCBS lịch sử Đảng. Đặc biệt, một số cấp ủy còn chủ động tìm, mời được những cán bộ, chuyên gia có kinh nghiệm giúp các Đảng bộ biên soạn lịch sử Đảng, truyền thống cách mạng của các ngành, đoàn thể, địa phương.

Các công trình nghiên cứu, biên soạn những năm qua góp phần làm phong phú hệ thống tài nguyên dữ liệu lịch sử Đảng của tỉnh.

Cùng với đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã quan tâm tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy, Ban Tuyên giáo cấp dưới trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, thúc đẩy, động viên các cấp, ngành quan tâm, đầu tư, đổi mới công tác NCBS lịch sử Đảng, truyền thống. Đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cho biết: Trong điều kiện của tỉnh còn khó khăn, nhưng những năm qua, Hà Giang đã tích cực đầu tư, đổi mới công tác NCBS lịch sử Đảng, truyền thống cách mạng địa phương, tạo nên một hệ thống tài nguyên dữ liệu lịch sử Đảng, truyền thồng cách mạng của địa phương vô cùng phong phú, bài bản. Cùng với đó, nhiều đơn vị đã chú trọng nghiên cứu xây dựng các hình thức trình bày, cách tuyên truyền lịch sử Đảng, truyền thống cách mạng đa dạng, phong phú hơn, đặc biệt là việc từng bước hướng tới số hóa các cuốn lịch sử Đảng, truyền thống và tư liệu lịch sử để phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục.

Theo thống kê, qua 7 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, toàn tỉnh đã NCBS, xuất bản, tái bản và phát hành được 170 công trình. Hiện nay, 186/193 xã, phường, thị trấn đã tổ chức NCBS được cuốn lịch sử Đảng, truyền thống cách mạng cấp xã, phường, thị trấn, đạt trên 95%. Những xã, phường, thị trấn còn lại do mới thành lập từ 15 - 20 năm, nên Đảng bộ chỉ đạo viết sách để lưu lại tư liệu lịch sử. Tỉnh ủy đã hoàn thành việc in ấn, xuất bản và phát hành 11 tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang toàn tập, giai đoạn 1945 – 2020; Kỷ yếu Đảng bộ tỉnh Hà Giang qua các kỳ đại hội từ 1945-2020; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang 1945-2020; UBND tỉnh tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh “Lịch sử UBND tỉnh Hà Giang 1945 - 2020”; 15/15 Đảng bộ trực thuộc hoàn thành việc NCBS và xuất bản cuốn lịch sử Đảng bộ của địa phương, đơn vị. Một số Đảng bộ huyện như: Đồng Văn, Yên Minh, Bắc Quang, thành phố Hà Giang, Bắc Mê, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì quan tâm tái bản, bổ sung cuốn lịch sử Đảng bộ; một số huyện, ngành, đoàn thể đã và đang tiến hành NCBS cuốn văn kiện Đảng bộ huyện, truyền thống, kỷ yếu của ngành.

Từ thực tế việc thực hiện thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư ở tỉnh ta, đồng chí Vũ Trung Kiên, Trưởng phòng Lý luận chính trị và lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: Có thể thấy công tác NCBS lịch sử Đảng bộ các cấp, truyền thống cách mạng của các địa phương, sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh được tổ chức triển khai theo đúng quy trình từ việc sưu tầm tư liệu, biên soạn, hội thảo, thẩm định, xuất bản và tuyên truyền, giáo dục. Qua đó, góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang.

Bài, ảnh: Huy Toán


Nguồn: Báo Hà Giang
Thống kê truy cập
Hôm nay : 311
Hôm qua : 1.725
Tháng 12 : 50.610
Năm 2024 : 987.308