A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm sáng trong công tác đưa văn hóa truyền thống dân tộc và giáo dục nghề nghiệp cho học sinh

CTTBTG - Nằm ở địa bàn có 100% đồng bào Mông, thời gian qua Trường PTDTBT THCS xã cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc luôn đưa việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng như định hướng nghề nghiệp cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm. Thông qua đó từng bước năng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống, lịch sử, văn hoá truyền thống và định hướng tương lai cho con em đồng bào vùng cao.

Một tiết mục văn nghệ tại ngày hội văn hóa truyền thống dân tộc Mông gắn với truyền thông giáo dục nghề nghiệp

Một buổi tổ chức ngày hội văn hóa truyền thống dân tộc Mông gắn với truyền thông giáo dục nghề nghiệp cho học sinh của Trường PTDTBT THCS Cán Chu Phìn. Đây là hoạt động thường niên được nhà trường tổ chức nhằm tạo sân chơi bổ ích cho cho các em, đưa các em hướng về cội nguồn, giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước. Tạo không khí sôi nổi, thân thiện giữa phụ huynh, giáo viên và học sinh với các hoạt động vui chơi, bổ ích an toàn và lành mạnh. Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện Mèo Vạc nói chung và xã Cán Chu Phìn nói riêng. Chương trình hướng các em có ý thức bảo tồn và phát triển những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đó. Góp phần xây dựng phát triển nền văn hóa dân tộc Mông của huyện Mèo Vạc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Năm nay nhà trường còn mời thêm liên Trường PTDTBT Tiểu học – THCS xã Lũng Pù đến tham gia giao lưu. Với “Người Mông vào hội” các em học sinh đã được thưởng thức nhiều tiết mục hát, múa, làn điệu dân ca, thổi và múa khèn Mông. Tham gia thi vẽ tranh với chủ đề “Người mông trên Cao nguyên đá” với nhiều tác phẩm mang tính nghệ thuật cao thể hiện hình ảnh cảnh sắc, thiên nhiên, con người trên quê hương vùng cao. Qua ngày hội, các em đuợc trải nghiệm, được thể hiện khả năng, năng khiếu, sự sáng tạo và tinh thần hợp tác của mình với các bạn. Từ đó tăng cường 2 tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần sau những giờ học căng thẳng. Em Thò Thị Di, lớp 8A1 Trường PTDTBT THCS Cán Chu Phìn cho biết: Chúng em rất vui vì được tham gia chương trình giao lưu. Đây cũng là cơ hội để em và các bạn giới thiệu những nét văn hóa truyền thống đến các vị đại biểu. Đối với bản thân em việc này rất quan trọng vì những bản sắc đó là riêng có của dân tộc Mông. Và em phải nỗ lực cố gắng học tập thật tốt để sau này có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Các em học sinh tham gia trò chơi kéo co truyền thống tại ngày hội

Ngoài ra các em học sinh còn được tham gia giao lưu thi đấu một số môn thể thao truyền thống dân tộc như: Kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo, nhảy dây, ném ngô vào quẩy tấu...Đặc biệt chương trình còn giành nhiều thời gian để các em học sinh được tham gia phần giáo dục định hướng nghề nghiệp. Đay cũng là nội dung đóng vai trò rất quan trọng, giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp, định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn ngành, chọn nghề phù hợp với nhu cầu của bản thân và xã hội. Nhất là đối với học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số phải cần được quan tâm tuyên truyền thường xuyên hơn.

Có thể nói, việc đẩy mạnh đưa văn hóa truyền thống dân tộc và giáo dục nghề nghiệp cho học sinh của Trường PTDTBT THCS Cán Chu Phìn triển khai, thực hiện hiệu quả thời gian qua đang giúp học sinh phát triển toàn diện. Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương.  Góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức, văn hoá và định hướng cho tương lai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi.


Tác giả: Minh Đức
Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.333
Hôm qua : 2.987
Tháng 04 : 103.254
Năm 2024 : 291.594