A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Lũng Cũ - Nét vẽ thiêng liêng nơi địa đầu cực Bắc

CTTBTG - Lũng Cú  nét vẽ thiêng liêng địa đầu cực bắc của tổ quốc  nơi có chấm son cột cờ điểm đến mà bất cứ người con đất việt nào cũng mơ ước một lần được đặt chân đến.

Lũng Cú là điểm nhô ra xa nhất của cực Bắc và là nơi thắng cảnh đẹp nhất Đồng Văn vượt qua những cung đường đèo hiểm trở tới Lũng Cú để để trìm trong cảnh núi non hùng vỹ, trong bạt ngàn sắc hoa nơi rừng đá biên cương tổ quốc. để một lần cảm nhận tầm vóc non sông Việt Nam.

Cột cờ Quốc gia Lũng Cú nhìn từ hướng Bản Lô Lô Chải
Lũng Cú có nhiều tên gọi, mỗi tên gọi đều mang trong đó những vẻ đẹp như huyền thoại. Có giả thiết cho rằng: Lũng Cú có nghĩa là Long Cư - Rồng trên đồng ruộng hay là Lũng Ngô vì cánh đồng Thèn Pả trồng nhiều ngô, thứ ngô là lương thực chính nuôi sống những người con của đá, và gắn chặt với cuộc sống trên đá trở thành nét văn hóa của người Mông, người Lô Lô và các tộc ngươì trên cao nguyên đá, bên cạnh đó lại có giả thiết khoa học cho rằng tên gọi Lũng Cú bắt đầu từ Long Cổ có nghĩa là trống đồng. Thời Tây Sơn, sau khi đại thắng quân xâm lược dành lại bờ cõi vua Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống rất to ở trạm gác vùng biên ải hiểm trở này. Cứ mỗi canh, tiếng trống lại vang lên ba hồi đĩnh đạc, vang xa mấy dặm như một sự khẳng định chủ quyền đất nước. Có lẽ vậy mà Lũng Cú khi đọc chệch âm sang tiếng Mông Cổ, tức là trống của nhà vua và cho đến tận ngày nay, đồng bào dân tộc nơi đây sử dụng thành thạo trống đồng trong những ngày trọng đại. Lũng Cú vẫn giữ gìn được tiếng trống trong tâm thức và những hiện vật văn hóa biểu trưng của thời vua Hùng. Nơi đặt chiếc trống của nhà vua xưa kia nay là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú,
Lũng Cú bao gồm chín thôn, bản, nằm ở độ cao trung bình 1.600-1.800 mét so với mặt biểnBà con dân tộc ở Lũng Cú canh tác chủ yếu là nương rẫy và làm ruộng bậc thang. Đặc biệt đồng bào dân tộc Mông, Lô Lô vẫn bảo tồn nghề dệt truyền thống, với các công đoạn làm sợi lanh, dệt vải thổ cẩmCuộc sống trên cao nguyên đá chỉ có mùa mưa và mùa khô. Mùa nào cũng khắc nghiệt, khó khăn, để tồn tại được cũng đã là cả một kỳ tích. ấy vậy ở vùng cực bắc này, cuộc sống của người dân vẫn hạnh phúc bình dị  trên đá núi trùng điệp, đá như rừng, bạt ngàn đá xám, hút tận chân trời xa. Nét văn hóa đồng bào dân tộc tạo nên sinh khí, sức sống mãnh liệt vùng biên cương. Đó cũng là những minh chứng cho Tổ quốc đất Việt thiêng liêng.
Trên đỉnh Lũng Cú núi Rồng trông xa như một ngọn tháp với lá cờ chủ quyến đất nước bay hiên ngang trước gió ngàn biên ải, có hình dáng cột cờ Hà Nội, cao gần 20 mét, chân bệ có sáu mặt phù điêu mang nét hoa văn của trống đồng Đông Sơn. Lưng chừng núi Rồng có hang Sì Mần Khan rộng đẹp, hấp dẫn, hàng triệu năm tạo sơn, hay chính bàn tay nghệ nhân thời tiền sử tạo nên những đường nét mê hồn như chính Lũng cú thu nhỏ vào từng vân đá 

Xuân đến Lũng Cú  mang một bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng đàn môi tâm tình , tiếng khèn Mông say gọi bạn chan chứa yêu thương, tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa nồng đượm men say của rượu ngô, thắng cố...
Đến Lũng Cú con cháu Rồng, Tiên hôm nay nghĩ về đất nước thật tự hào. Lũng Cú khắc nghiệt nhưng da diết nhớ nhung nếu một lần đến. Người dân kiên cường bám trụ sinh sống, sản xuất và hạnh phúc trên cao nguyên đá núi khô cằn. Sắc đào, hoa lê, mai vẫn nở đón xuân trong giá rét. Tiếng  thiếu nữ Mông, Lô Lô vang vọng trong ngần đá núi. Ngô vẫn lên xanh trùm trên đá xám.

Du khách chụp ảnh cùng trang phục dân tộc Lô Lô và dân tộc H'Mông dưới chân Cột cờ
Cột cờ quốc gia Lũng Cú không chỉ là điểm cực bắc mà còn là vị trí khẳng định chủ quyền đất nướcTiền thân của cột cờ lũng cú ngày nay xuất hiện từ thời Lý khi vua Lý thường kiệt hội quân chấn ải biên thuỳ ông đã cho treo một lá cờ tại nơi này để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ cũng chính nhờ lá cờ đó mà trong suốt quá trình lịch sử vùng đất biên ải này vẫn luôn được giữ vững.
Cột cờ lũng cú có tổng chiều cao là 34.85m, trong đó từ phần chân bệ lan can cao 20,6 m, đường kính ngoài cột là 3,80m, đường kính trong cột là 3m, hiên ngang ngự trị trên bầu trời là lá cờ tổ quốc,lá cờ có chiều dài  9m, rộng 6m,tổng diện tích là 54m tượng trưng cho 54 dân tộc anh em Việt Nam, dưới chân cột cờ có khắc  6 mặt phù diêu và 8 mặt trống đồng  mang những ý nghĩa khác nhau nói về thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Trên đỉnh Lũng Cú, dưới lá cờ Tổ quốc, bên kia là nước bạn Trung Quốc, bên này là mênh mang cao nguyên đá Đồng Văn, là đất Việt thân yêu. ôm trọn quê hương trong tầm mắt. Lịch sử mấy ngàn năm ào ạt trong tâm hồn con dân đất Việt tạo thành sức mạnh vô biên vượt qua trập trùng gian khó
Từ trên đỉnh Lũng Cú phóng tầm mắt ra xa Phía trái thung lũng Thèn Ván thăm thẳm, rộng khoảng 50 ha, bên phải là đầu nguồn sông Nho Quế, bắt nguồn từ Mù Cảng - Vân Nam - Trung Quốc đổ về Đồng Văn, Mèo Vạc, núi non trùng điệp hùng vĩhai bên núi rồng là hai hồ  nước năm đối xứng nhau, theo truyền thuyết từ ngàn đời xa xưa kia co một con rồng từ trên trời bay xuống đậu trên ngọn núi cao nhất đầu làng  (chính  là núi rồng ngày nay và điều đó đã lý giải tại sai ngọn núi này lại mang tên núi rồng) rồng tiên ngắm nhìn nơi đây phong cảnh núi non hùng vĩ rất tự hào về tầm vóc non sông nhưng rồng titin nhận thấy người dân vùng cao lại rất thiếu thốn về nước sinh hoạt nên đời sống  kinh tế gặp nhiều khó khăn,điều đó làm cho rồng tiên động lòng chắc ẩn nên trước khi bay về trời rồng đã để lại đôi mắt của mình cho dân làng  từ đôi mắt đã để lại hai hồ nước trong xanh, một bên là hồ của l;àng Lô Lô Chải và một bên là hồ của làng Thèn Pả. nhờ có hồ mắt rồng đã tạo điều kiện giúp đỡ cho người dân có nước tưới tiêu cho nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày .truyền thuyết núi rồng cũng giải nghĩa tại sao nơi này có thể gọi là Long Cư. Hai hồ nước góp phần làm cho khung cảnh nơi đây hùng vĩ lại càng nên thơ hơn.
Đến với vùng biên ải, thăm cột cờ Lũng Cú, lòng tự hào dân tộc những người con Việt  đã ngã xuống để lá cờ tổ quốc tung bay kiêu hãnh như ngày hôm nay, trong sâu thẳm tâm hồn người dân Việt trỗi dậy mạnh mẽ vô biên người con của đá,sống trên đá cao nguyên, giữ trọn lời thề giữ nước với ông cha. Trên đỉnh Lũng cú hai tiếng Việt Nam  truyền mãi, truyền mãi vang vọng trong đá núi cao nguyên. Giá lạnh, thiên nhiên kỹ vĩ, sắc cờ phần phật đẹp vô hạn làm con tim thổn thức. Quê hương mình đẹp trong gian khó, quật cường trong ý chí, bền bỉ trong chống chọi với khắc nghiệt, chứa chan tình cảm yêu thương. Đó là sức sống mãnh liệt nơi địa đầu cực bắc của Tổ quốc Việt Nam.
Lường Thị Ánh Hồng - Đồng Văn

Tác giả: Lường Thị Ánh Hồng - Đồng Văn
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.502
Hôm qua : 2.579
Tháng 05 : 73.556
Năm 2024 : 372.970