A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Ứng dụng Zalo thúc đẩy chuyển đổi số

Tính đến hiện tại, 63/63 tỉnh thành phố trên cả nước cùng nhiều bộ ngành đã sử dụng Zalo trong công tác truyền thông, cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử.

Không chỉ là nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp hỗ trợ các địa phương trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, Zalo còn là kênh thông tin gắn liền với các hoạt động đời sống xã hội của người dân từ an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm đến các tiện ích trong đời sống hằng ngày như cư trú, y tế, giáo dục, điện, nước...

khoảng 10.000 tài khoản Zalo chính thức của cơ quan nhà nước

Theo đó, khoảng 10.000 cơ quan nhà nước dùng Zalo kết nối với người dân. Đáng chú ý khi thông tin từ nền tảng này cho thấy, khoảng 5.000 đơn vị Công an đã mở tài khoản Zalo (OA Zalo) tính đến tháng 12/2022. Cũng theo Zalo, hơn 1,3 tỷ tin nhắn giữa người dân và chính quyền đã được thực hiện qua nền tảng. 

Trong mảng dịch vụ công, tài khoản Zalo chính thức của các tỉnh thành đều liên tục bổ sung các tiện ích mới để phục vụ người dân khi thực hiện các TTHC, dịch vụ công trực tuyến .

Đơn cử, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Zalo OA “Cổng DVC tỉnh Vĩnh Phúc” của tỉnh này hiện đã cung cấp nhiều tiện ích thiết thực như: Tin nhắn điện tử (có chữ ký số) nhằm thông báo trạng thái hồ sơ, truy cập và quản lý danh mục hồ sơ đã thực hiện, kho dữ liệu cá nhân của người dân, đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính, yêu cầu rút hồ sơ, ủy quyền nhận kết quả, các tính năng thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế đất,…

Những tiện ích này đã giúp thay đổi hình thức làm việc thông qua giấy tờ truyền thống, chuyển sang thực hiện qua văn bản, giấy tờ điện tử. Người dân không phải lo lắng khi quên, mất hay hư hỏng giấy hẹn. Một số các giao dịch trước đây người dân phải trực tiếp đến các cơ quan nhà nước để thực hiện, thì nay hoàn toàn thực hiện được trên môi trường điện tử. Lịch sử giao dịch cũng được lưu trữ trên hệ thống thông tin một cửa điện tử, thuận tiện cho cán bộ trong việc tra cứu, xử lý hồ sơ.

{keywords}

Người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể và là động lực của chuyển đổi số 

Nhiều tỉnh còn tận dụng nền tảng Zalo để xây dựng, thiết kế các tiện ích phù hợp với nhu cầu thực tế.  Tại Hà Giang, từ tháng 7/2022, tỉnh này đã đưa vào sử dụng trang Zalo “Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên” nhằm cung cấp thông tin liệt sĩ, giúp thân nhân, đồng đội, cựu chiến binh thuận lợi hơn khi đến viếng thăm.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022 vừa qua, các tỉnh thành lớn như Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Giang,.. đã triển khai hình thức tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT trên Zalo, đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin. Nhờ đó, hàng chục nghìn thí sinh, phụ huynh học sinh đã tra cứu điểm thi thuận lợi, tránh tình trạng các hệ thống bị nghẽn mạng khi số lượng người truy cập lớn.

Với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là động lực của chuyển đổi số, các nền tảng công nghệ như Zalo là công cụ hữu hiệu được các tỉnh thành sử dụng trong quá trình chuyển đổi số.

Mô hình Zalo an ninh phát huy hiệu quả

Trong năm 2021, việc sử dụng Zalo phục vụ công tác tiếp nhận tin báo an ninh trật tự, tuyên truyền phòng ngừa tội phạm được ngành công an ứng dụng. Đến năm 2022 đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng của mô hình này cả về số lượng lẫn chất lượng. Thông qua Zalo, lực lượng công an có thể tuyên truyền, vận động, tiếp nhận tin báo liên quan an ninh trật tự, tố giác tội phạm từ người dân.

Với hơn 5.000 tài khoản được thiết lập, Zalo An ninh đã góp phần vào việc phòng ngừa tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, mang đến cuộc sống bình yên cho người dân. 

So với những mô hình khác, sử dụng Zalo cách thức tuy đơn giản nhưng hiệu quả. Chẳng hạn, khi phản ánh ANTT, tội phạm, người dân có thể thông tin qua Zalo bằng nhiều hình thức như nhắn tin, gọi hoặc gửi những hình ảnh, video về sự việc để tăng tính xác thực. Đối với những thông tin phản ánh, tố cáo sẽ luôn được bảo đảm bí mật nguồn tin. Qua đó, góp phần gắn kết lực lượng công an và người dân trong việc chung sức phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự.

{keywords}

Công an quận Tân Phú (TP.HCM) là một trong những đơn vị có nhiều hoạt động truyền thông tích cực, hiệu quả trên nền tảng Zalo. 

Điểm sáng trong năm 2022 là việc ngành công an của nhiều tỉnh thành sử dụng Zalo để hỗ trợ cho chiến dịch cấp căn cước công dân từ công tác truyền thông đến điện thoại của từng người dân đến hướng dẫn thủ tục, chatbot hỗ trợ, đặt chỗ, hẹn lịch làm việc, tra cứu tiến độ... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi tiếp cận các dịch vụ công thiết yếu.

Bên cạnh các OA chính thức của lực lượng công an từng tỉnh thành, quận, phường,... mô hình nhóm Zalo kết nối giữa công an khu vực với người dân cũng được triển khai rộng rãi và mang lại nhiều hiệu quả. Các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền những thủ đoạn phạm tội; tố giác tội phạm; cũng như các thủ tục hành chính cần thiết như tạm trú, hộ khẩu; CCCD; phòng cháy, chữa cháy,… được lực lượng công an hướng dẫn, tư vấn, giải đáp chi tiết cho người dân qua các nhóm Zalo này.


Nguồn: Vietnamnet.vn
Thống kê truy cập
Hôm nay : 821
Hôm qua : 1.805
Tháng 01 : 25.651
Năm 2025 : 25.651