A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang khảo sát, học tập mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp tại miền Trung

CTTBTG - Từ ngày 5/7 đến ngày 9/7/2023 thực hiện chương trình Khuyến nông Trung ương năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang tổ chức đoàn khảo sát học tập mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cho 32 thành viên là các cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông, nông dân trên địa bàn tỉnh, do đồng chí Phạm Thị Thoa - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh làm trưởng đoàn.

Đoàn trao đổi, chia sẻ về hoạt động công tác khuyến nông và tình hình xây dựng mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh

Trong thời gian 5 ngày đoàn đã làm việc với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và được Trung tâm Khuyến nông các tỉnh đưa đi tham quan các mô hình tiêu biểu trong tỉnh về mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp. Các thành viên trong đoàn đã tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với tinh thần cầu thị và đã tiếp thu được rất nhiều cách làm hay, những kỹ năng, kinh nghiệm hữu ích tại các mô hình đến tham quan, học tập.

Tại tỉnh Nghệ An đoàn đã được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh đưa đi khảo sát học tập tại Hợp tác xã Sen Quê Bác, HTX chanh Nam Kim là hai trong các HTX nổi bật của tỉnh về tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết trong những năm qua các HTX đã liên kết người dân trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và chế biến nhằm bảo tồn các cây trồng đặc sản địa phương, khép kín quy trình sản xuất, từ đó hạn chế chất thải ra môi trường, đồng thời tạo ra các sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn OCOP 3-5 sao, nâng cao thu nhập cho thành viên. Đồng thời, các HTX đã áp dụng nghiêm ngặt các quy trình sản xuất theo quy trình VietGAP từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, đầu tư nhà xưởng, máy móc hiện đại tạo ra các sản phẩm chất lượng xuất khẩu ra các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU… mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An đoàn đến khảo sát, học tập đã phát triển các cây trồng đặc trưng của địa phương thành các chuỗi liên kết trong sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả rõ rệt cho người dân cũng như các HTX, dễ áp dụng.

Các xã viên của HTX Sen Quê Bác thu hoạch nhị, phấn Sen làm hương liệu phục vụ sản xuất Trà Sen

Tại tỉnh Hà Tĩnh đoàn được đưa đi khảo sát học tập tại Trại Thực nghiệm và Sản xuất giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp Truông Bát Là đơn vị trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh có chức năng nhiệm vụ khảo nghiệm, thực nghiệm và đầu tư lưu giữ nguồn gen, sản xuất cây giống chất lượng cao một số giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Trong những năm qua trại đã thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao và là một trong bốn cơ sở được công nhận đủ điều kiện sản xuất giống cây ăn quả chất lượng cao của tỉnh. Bên cạnh đó cùng hệ thống Khuyến nông của tỉnh, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn thuộc Trung tâm và Trại thường xuyên chuyển giao, trao đổi các kiến thức về kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất trực tiếp thông qua nhiều hình thức như tập huấn trong hội trường, cầm tay chỉ việc tại vườn hộ theo chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, tư vấn bằng điện thoại, tờ rơi kỹ thuật,... theo một chuỗi liên kết tạo niềm tin, uy tín của người dân với đội ngũ làm khuyến nông. Đồng thời, đoàn đã đến khảo sát học tập tại Mô hình “Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, “nói không” với hoá chất, nuôi giun quế để sản xuất phân hữu cơ,… tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng, có giá trị cao” của HTX Gia Phúc xã Thường Nga, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh là một mô hình nổi bật của tỉnh trong việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn (1.400 con lợn nái, 30ha cây ăn quả các loại: 1.500 gốc thanh long ruột đỏ, 2.100 gốc ổi, trên 8.000 gốc cam, bưởi và 500 cây mít Thái) của tỉnh với hệ thống tưới nước, cung cấp dinh dưỡng tự động điều khiển bằng smartphone theo công nghệ Israel với hệ thống nhà điều hành và 6 trạm van bố trí trong trang trại. Đây là một mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo tiêu chuẩn sau khi thu hoạch, tất cả cây trồng trong trang trại đều được kiểm soát về vấn đề sử dụng thuốc BVTV, phân bón,... Ngoài ra, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, HTX còn xây dựng nhà nuôi giun quế rộng hơn 100m2 để lấy phân hữu cơ bón cho cây trồng. Quy trình chuỗi tuần hoàn khép kín giúp tiết kiệm kinh phí đầu tư phân bón và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, tạo sản phẩm sạch, chất lượng.

Đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm tại Trại Thực nghiệm và Sản xuất giống cây ăn quả, cây Lâm nghiệp Truông Bát

 

Đoàn Khảo sát, học tập kinh nghiệp tại HTX Gia Phúc, xã Thường Nga, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Chuyến khảo sát học tập mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp tại hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã giúp các thành viên trong đoàn được trao đổi, chia sẻ tại hiện trường mô hình về những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết tại từng điểm khảo sát học tập. Từ đó, mỗi thành viên trong đoàn đã rút ra cho bản thân những bài học để áp dụng trong công tác hay sản xuất nông nghiệp của địa phương, gia đình.


Tác giả: Lan Anh -Trung tâm Khuyến nông
Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 475
Hôm qua : 2.936
Tháng 09 : 37.474
Năm 2024 : 770.882