A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Giang đào tạo, tập huấn thực chiến an toàn, an ninh mạng và kiến thức về chuyển đổi IPv6

CTTBTG Nhằm hỗ trợ các cơ quan, đơn vị trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng và chuyển đổi IPv6 kết hợp tái kiến trúc hạ tầng mạng, dịch vụ công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, phục vụ phát triển hạ tầng số. Trong các ngày từ 26.7 đến 28.7, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam và Trung tâm Internet Việt Nam - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị đào tạo, diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng; đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi IPv6 cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác chuyển đổi số của tỉnh và cán bộ kỹ thuật phụ trách công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn

Toàn cảnh Hội nghị đào tạo, tập huấn thực chiến an toàn, an ninh mạng và kiến thức về chuyển đổi IPv6

Trong thời gian 3 ngày, từ 26 - 28.7, các học viên được các chuyên gia của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam và Trung tâm Internet Việt Nam - Bộ Thông tin và Truyền thông tập huấn các kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin, nhận diện các lỗ hổng an toàn website phổ biến như: Lỗ hổng kiểm soát quyền truy cập, lỗ hổng mật mã, lỗ hổng injection, lỗ hổng cấu hình thiếu hoặc sai sót, lỗ hổng do sử dụng thư viện lỗi thời, lỗ hổng trong việc nhận dạng và xác thực, lỗ hổng về tính vẹn toàn của phần mềm và dữ liệu, lỗ hổng trong việc giám sát và ghi nhật ký... cách kiểm tra các lỗ hổng và cách phòng tránh. Đồng thời, tiến hành sắp xếp đội hình và diễn tập thực chiến ứng phó với tấn công mạng vào hệ thống dùng chung của tỉnh. Hội nghị góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng phát hiện các sự cố an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị, đồng thời trang bị kỹ năng cần thiết để kịp thời ứng phó, giải quyết các vấn đề tấn công mạng có thể xảy ra trong thực tế.

Sau đó, các học viên được các chuyên gia của Trung tâm Internet Việt Nam - Bộ Thông tin và Truyền thông tập huấn các kiến thức cơ bản về IPv6; ưu điểm của IPv6; tình hình chuyển đổi IPv6 trên thế giới và ở Việt Nam; phân loại địa chỉ IPv6; kỹ thuật chuyển đổi sang IPv6; kỹ thuật cấp phát địa chỉ IPv6; hướng dẫn triển khai IPv6 cho mạng LAN; hướng dẫn chuyển đổi IPv6 cho dịch vụ DNS/Website; quản lý, vận hành, giám sát hoạt động hệ thống mạng lưới, dịch vụ trên IPv6... Nội dung tập huấn, đào tạo được VNNIC xây dựng mới, cập nhật các công nghệ mới nhất, sát thực tiễn địa phương, giúp các học viên nắm bắt về yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ của công tác chuyển đổi IPv6, gắn với quy hoạch, hiện đại hóa hạ tầng mạng, dịch vụ công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh. IPv6, viết tắt của cụm từ Internet Protocol version 6, là “Giao thức liên mạng thế hệ 6”, một giao thức liên mạng (IP)  nâng cấp từ giao thức IPv4 hiện đang truyền dẫn cho hầu hết lưu lượng truy cập Internet. Do sự phát triển như vũ bão của mạng và dịch vụ Internet, nguồn IPv4 dần cạn kiệt, đồng thời bộc lộ các hạn chế đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại trên Internet. Phiên bản địa chỉ Internet IPv6 được thiết kế với hai mục đích cơ bản: Thay thế cho nguồn IPv4 cạn kiệt để tiếp nối hoạt động Internet và khắc phục các nhược điểm của địa chỉ IPv4.


Tác giả: Lê Minh
Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.360
Hôm qua : 1.689
Tháng 06 : 92.612
Năm 2024 : 504.998