A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo việc làm cho lao động địa phương

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc thiểu số, những năm gần đây Mèo Vạc (Hà Giang) nổi lên là một điểm đến hấp dẫn. Đặc biệt Mèo Vạc có một điểm lưu trú tạo được ấn tượng cho du khách khi đến với miền cao nguyên đá, đó chính là Làng Văn hóa du lịch cộng đồng (DLCĐ) dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi – nơi bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông.

 

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo việc làm cho lao động địa phương

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc, Hà Giang) còn là nơi giao lưu, tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc Mông. 

Tại huyện Mèo Vạc dân tộc Mông chiếm hơn 78% dân số nên nhằm bảo tồn kiến trúc, bản sắc văn hóa của người Mông, gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây, tỉnh Hà Giang đã ban hành đề án xây dựng Làng Văn hóa này. Làng Văn hóa DLCĐ dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi khởi công vào cuối năm 2016 và đi vào hoạt động từ tháng 4-2019.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo việc làm cho lao động địa phương
 Toàn cảnh Homestay Mèo Vạc Clay house với kiến trúc nhà ở người Mông.

Hiện làng có 26 hộ đang sinh sống và 18 hộ gia đình làm du lịch. Trong đó, homestay Mèo Vạc Clay house là homestay tiêu biểu trong việc nỗ lực bảo tồn và đưa văn hóa dân tộc Mông quảng bá đến du khách do chị Nguyễn Thị Hằng làm chủ. Bên cạnh kiến trúc nhà ở, homestay thường xuyên tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ đậm sắc văn hóa Mông vào các tối thứ 7 hàng tuần. Đồng thời, từ khi đi vào hoạt động homestay còn tạo việc làm thường xuyên cho 30-35 lao động là người địa phương, với thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo việc làm cho lao động địa phương
Vợ chồng anh Thò Mí Gấu, chị Sùng Thị Pà đang làm việc tại homestay. 

Vợ chồng anh Thò Mí Gấu và chị Sùng Thị Pà, người dân tộc Mông, trú tại thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi đã gắn bó với Homestay Mèo Vạc Clay house hơn 4 năm nay; trung bình mỗi tháng 2 vợ chồng thu nhập 15 triệu đồng; ngoài ra còn được đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng đầy đủ. Anh Gấu chia sẻ: “Cả 2 vợ chồng tôi may mắn được chị Hằng nhận vào làm gần 4 năm nay, hàng tháng vừa có thu nhập ổn định vừa được làm việc gần nhà, giúp vợ chồng tôi có điều kiện chăm sóc con cái, bố mẹ”.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo việc làm cho lao động địa phương

Các loại rau sạch vừa cung cấp thực phẩm sạch cho du khách và tạo thêm việc làm cho các hộ dân xung quanh. 

Homestay còn là nơi tiêu thụ và quảng bá sản phẩm nông sản địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng. Đặc biệt, khi thấy người dân bỏ hoang đất không canh tác, chị Hằng đã thuê hơn 4.000m2 đất của bà con xung quanh khu vực homestay để trồng các loại rau sạch, vừa cung cấp thực phẩm sạch cho du khách và tạo thêm việc làm cho các hộ dân xung quanh.

Bên cạnh đó, từ việc tận thu cơm, phở, thức ăn thừa của homestay còn giúp cho hơn 10 hộ gia đình người Mông trong thôn Pả Vi Hạ phục vụ chăn nuôi lợn của các gia đình; vừa giúp các gia đình có thêm thức ăn cho đàn vật nuôi, nâng cao đời sống và góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo việc làm cho lao động địa phương

Phòng ngủ sang trọng, thiết kế rộng rãi – gần gũi thiên nhiên.

Homestay Mèo Vạc Clay house với các dịch vụ chủ yếu là phục vụ ăn uống các món ăn dân tộc Mông là chủ yếu, sân chơi cho du khách. Homestay theo lối kiến trúc truyền thống dân tộc Mông kết hợp với hiện đại, có 45 phòng nghỉ với giá 150.000-300.000 đồng/người/ngày với phòng cộng đồng và 600.000-1,8 triệu đồng với phòng VIP. Homestay có phục vụ cà phê, đồ uống, nhận đặt cơm, tổ chức sự kiện, xông hơi, massage và có gian hàng trưng bày đồ lưu niệm như: Thổ cẩm, các vật dụng sinh hoạt thường ngày của đồng bào Mông. Đối với các nhân viên đều được huấn nghiệp vụ du lịch để thực hiện đúng chuẩn mực thân thiện, minh bạch giá cả, đảm bảo vệ sinh môi trường trong các khâu ăn uống và trải nghiệm…

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo việc làm cho lao động địa phương
 Tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ đậm sắc văn hóa Mông phục vụ du khách.

Chị Nguyễn Thị Hằng, chủ Homestay Mèo Vạc Clay house tâm sự: “Bản thân tôi là người đã gắn bó và chứng kiến cuộc sống khó khăn của người dân trong thôn, bản; ngoài việc phát triển kinh tế tôi luôn khát khao có thể góp phần trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc địa phương, đặc biệt văn hóa dân tộc Mông và giúp người dân địa phương có việc làm, xóa đói giảm nghèo, có thu nhập ổn định ngay trên quê hương”.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo việc làm cho lao động địa phương
Các homestay thu hút du khách nước ngoài đến lưu trú, trải nghiệm. 

Ông Nguyễn Văn Lưu, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Mèo Vạc cho biết: Với sự nỗ lực của các chủ kinh doanh homestay trong Làng, đặc biệt là gia đình chị Hằng đã góp phần lớn trong việc xây dựng thành công mô hình Làng Văn hóa DLCĐ dân tộc Mông gắn với xây dựng nông thôn mới ở thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi; tạo sự đột phá về kinh tế, mang lại môi trường sống và lao động sản xuất tốt cho người dân địa phương, lại bảo tồn được văn hóa dân tộc bản địa.

Hiện nay, Làng Văn hóa DLCĐ dân tộc Mông ở Pả Vi là địa điểm được du khách ở nhiều nơi trong nước, quốc tế lựa chọn tham quan, lưu trú. Mỗi năm, lượng khách đến đây đông chiếm 2/3 lượng khách đến địa bàn Mèo Vạc...

Bài, ảnh: HÀ LINH


Nguồn: Báo Quân đội nhân dân
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.674
Hôm qua : 4.812
Tháng 05 : 32.836
Năm 2024 : 332.250