A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghề se lanh dệt vải của đồng bào Mông tại Lùng Tám

Nghề se lanh dệt vải đã gắn bó mật thiết với đồng bào Mông ở xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang) từ rất lâu đời.

Để làm ra được tấm vải lanh, người Mông phải tốn khá nhiều công. Đầu tiên là phải khéo léo tước cây lanh lấy vỏ, se và cuộn lại thành những con sợi lớn. Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi lanh sẽ trắng, mềm và được mang đi dệt. Sau đó, tấm vải lanh sẽ được nhuộm, màu chàm đen cùng nhiều màu sắc được chiết từ lá cây rừng. Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu của những tấm thổ cẩm lanh của người Mông ở Lùng Tám chính là việc tạo nên những hoa văn, họa tiết bằng kỹ thuật thêu đắp vải màu và vẽ hoa văn sáp ong độc đáo.

Chú thích ảnh

Công đoạn giã sợi lanh. 

Chú thích ảnh

Công đoạn tước lanh thành các sợi nhỏ. 

Chú thích ảnh

Se các sợi lanh thành con sợi lớn.

Chú thích ảnh

Sáp ong được đun trên bếp than dùng để vẽ lên vải lanh. 

Chú thích ảnh

Phụ nữ dân tộc Mông vẽ sáp ong lên vải lanh. 

Chú thích ảnh

Công đoạn dệt lanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, tập trung cao độ.

Chú thích ảnh

Các em gái dân tộc Mông học thêu đắp vải màu. 

Chú thích ảnh

Khách du lịch tham quan, trải nghiệm các công đoạn dệt lanh. 

Chú thích ảnh

Khách du lịch tham quan, mua sắm các sản phẩm được dệt từ lanh. 

Nam Thái (TTXVN)


Nguồn: Báo tin tức TTXVN
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.086
Hôm qua : 1.689
Tháng 06 : 92.338
Năm 2024 : 504.724