A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Mèo Vạc sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI)

Ứng dụng khoa học – công nghệ là một hướng đi cơ bản nhằm giúp các địa phương còn nhiều khó khăn như Mèo Vạc thoát nghèo, cho nên ngay khi Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành TW khóa XI về phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được ban hành, cấp ủy đảng, chính quyền huyện đã quyết liệt triển khai thực hiện các hoạt động khoa học - công nghệ đúng mục tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu thực tiễn ở địa phương và đạt được một số kết quả nhất định, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Một góc của thị trấn Mèo Vạc nhìn từ trên cao
Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi với hơn 5000 người tham dự, tích cực  chuyển giao ứng dụng các mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao: Mô hình cây lê Đài Loan và đào đỏ Trung Quốc tại xã Sủng Máng, Sủng Trà, Tả Lủng; trồng rau an toàn theo hướng Việt Gap; trồng rau thủy canh ở xã Pả Vi; chuyển giao kỹ thuật nuôi ong nội tại hợp tác xã Quốc Bảo. Đồng thời, ứng dụng khoa học trong nuôi lợn đen ở xã Lũng Pù, phát triển giống bò Mông …vv; bước đầu triển khai đầu tư mô hình trồng cây Đương Quy tại xã Sủng Trà, cây Tam thất ở xã Tả Lủng...

Tập huấn sản xuất phân hữu cơ cho người dân
Trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến các mặt hàng chủ lực trên địa bàn huyện như: gia công và chế biến nông sản, khai thác đá xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng đã ứng dụng các công nghệ hiện đại, tự động hóa trong sản xuất thay thế cho lao động thủ công. Trong đó, đẩy mạnh sử dụng công nghệ xây dựng tiên tiến để áp dụng trên địa bàn huyện như: Phương pháp gia cố nền móng bằng cọc xi măng đất, công nghệ sản xuất gạch đất hoá đá. Đồng thời, hỗ trợ triển khai công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung cho các cơ sở sản xuất giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, địa phương đã  triển khai nhiều ứng dụng phục vụ công tác quản lý, dạy và học như: phần mềm thiết kế bài giảng điện tử Eleaning, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục; phần mềm quản lý chất lượng giáo dục, phần mềm phổ cập, xóa mù chữ, phần mềm cơ sở dữ liệu, phần mềm tập huấn...
Về lĩnh vực y tế,  ngành chuyên môn đã ứng dụng công nghệ cao trong công tác chẩn đoán, điều trị, nhiều phòng khám tại các trạm y tế xã, thị trấn được đầu tư thiết bị nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Bệnh viện đa khoa huyện được trang bị máy móc và thiết bị hiện đại, kết nối công nghệ khám, chẩn đoán, hội ý chuyên môn theo hình thức trực tuyến; qua đó nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, phương pháp, chuyển giao công nghệ để điều trị các ca bệnh phức tạp, đồng thời nâng cao được tay nghề cho đội ngũ y bác sỹ trên địa bàn huyện.
Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, các cơ quan hành chính từ huyện đến xã triển khai cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử, phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; công khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Tổng số TTHC được niêm yết trên hệ thống dịch vụ công 441 (dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và mức độ 3, 4 cấp xã 199 TTHC); số TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông là 24. Đến nay 100% các cơ quan, đơn vị đã được cấp chữ ký số chuyên dùng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành qua mạng; 100% văn bản quy phạm pháp luật, hơn 95% văn bản chỉ đạo, điều hành được cập nhật trên trang thông tin điện tử của huyện.

Giống bản địa Lợn đen Lũng Pù được Hợp tác xã Tuấn Dũng huyện Mèo Vạc thuần hóa và phát triển
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, huyện đã triển khai ứng dụng các phần mềm để xử lý và giải quyết công việc như: Phần mềm Missa (kế toán), V-Office (quản lý văn bản), Egate (địa chính – xây dựng); triển khai dịch vụ Internet băng thông rộng cố định tới 18/18 xã, thị trấn; tỷ lệ phủ sóng mạng 4G đạt 85%; tỷ lệ phủ sóng điện thoại mạng 2G, 3G đạt 65%. Tỷ lệ người sử dụng mạng điện thoại di động đạt 63%/tổng dân số; tỷ lệ người sử dụng Internet cố định đạt 19,2%/tổng dân số; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet đạt 75%.
Như vậy, trong 10 năm qua, việc phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo Nghị quyết số 20-NQ/TW (khóa XI) đã được tích cực triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển nhanh và bền vững. Công tác nghiên cứu ứng dụng đã tập trung vào việc chọn các nhóm vật nuôi, cây trồng cho năng suất, chất lượng cao; chú trọng công tác phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản; ứng dụng quy trình công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản đặc thù, từng bước đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động sản xuất kinh tế của địa phương./.

Tác giả: Lương Hoàng Nghĩa
Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Thống kê truy cập
Hôm nay : 635
Hôm qua : 1.689
Tháng 06 : 91.887
Năm 2024 : 504.273