A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tết Thanh minh một nét văn hóa đẹp của người Việt

TGDV - Tết Thanh minh bắt đầu diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, theo quan niệm của nhiều nước phương Đông (nhiều nơi còn gọi là Tiết Thanh minh) sẽ kéo dài trong tháng 3 âm lịch. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính, dịp tri ân, tưởng nhớ tổ tiên gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình và dòng họ mà còn góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Hoạt động chính của Tết Thanh Minh là tảo mộ, sửa sang lại phần mộ tổ tiên. để thể hiện sự biết ơn và kính trọng đối với người đã khuất. Sau khi dọn dẹp xong, con cháu thắp hương, dâng lễ, đốt vàng mã và cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, bình an.

Dù đang sinh sống, làm việc ở xa, nhưng cứ đến dịp Tết Thanh minh, nhiều người lại trở về quê hương để làm tròn đạo con, cháu. Đối với những người con xa quê, mỗi lần về quê tảo mộ là một lần được về với nơi chôn nhau cắt rốn của mình, được gặp gỡ, thăm hỏi anh em họ hàng, từ đó tình cảm gia đình, dòng họ thêm bền chặt. mà còn góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của người các dân tộc Việt Nam. Có thể coi đây như là một ngày giỗ tổ chung của tất cả các dòng họ, để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục, tạo dựng của cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình.

 

Ảnh: Món bánh trôi, bánh chay thường không thể thiếu trong dịp Tết thanh minh

Ngày nay, cuộc sống hiện đại, những nghi thức trong Tết Thanh minh đã thay đổi ít nhiều cho phù hợp, tiết kiệm, nhanh gọn, phù hợp với từng dân tộc, gia đình, dẫu vậy, ý nghĩa nhân văn thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên, trong dịp Tết Thanh minh vẫn luôn là nét đẹp văn hoá được mỗi gia đình gìn giữ, góp phần tạo nên nếp nhà, gia phong, bảo tồn phong tục truyền thống của cha ông trong dòng chảy văn hóa của dân tộc.

Dù là một ngày lễ lớn, mâm cúng Tết Thanh minh không nhất thiết phải cầu kỳ mà được chuẩn bị phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình hay theo phong tục từng vùng miền; với mâm cúng chay không thể thiếu hoa, quả, bánh trôi, bánh chay… Điều quan trọng là lòng thành của con cháu được gửi gắm qua từng món ăn, từng lễ vật.

                                                                                        Ngọc Hà


Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.229
Hôm qua : 2.838
Tháng 04 : 6.597
Năm 2025 : 177.171