A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập trung giải quyết việc làm cho đồng bào vùng cao

CTTBTG - Là địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn, xác định giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng, là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã được huyện Mèo Vạc luôn quan tâm thực hiện, coi đây là một trong những giải pháp để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho đồng bào.

Để triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Mèo Vạc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện, như: Các kế hoạch về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, về giải quyết việc làm cho người lao động, triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động,… Hiện nay, huyện Mèo Vạc hiện có trên 52.421 người trong độ tuổi lao động, chiếm 55,43% tổng dân số và chiếm trên 52.421% trong độ tuổi lao động. Trong đó, trên % là lao động nông thôn, chủ yếu tham gia sản xuất nông - lâm nghiệp. Mặc dù nguồn lao động dồi dào, nhưng phần lớn vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo; nhiều lao động không đáp ứng được trình độ chuyên môn, kỹ thuật của các doanh nghiệp.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hà Giang tổ chức tuyên truyền, giới thiệu việc làm cho lao động xã Lũng Pù (Mèo Vạc)

Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp giảm nghèo bền vững. Hàng năm, trên cơ sở chỉ đạo các phòng ban chức năng, UBND các xã, thị trấn rà soát, thống kê số người trong độ tuổi lao động không có việc làm; khảo sát nhu cầu học nghề của người dân; xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức đào tạo nghề tại địa phương, giúp lao động nông thôn có kiến thức để áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

Cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về việc học nghề, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Đồng thời, luôn chú trọng việc tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm dưới nhiều hình thức nhằm giúp người lao động lựa chọn được ngành nghề phù hợp. 

Theo ông Lương Vũ Khoa, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã phát triển đa dạng các hình thức đào tạo nghề nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán dân cư, triển khai các hình thức dạy nghề phù hợp với từng nhóm đối tượng trên địa bàn. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, huyện đã giải quyết việc làm mới cho 7.209 lao động đạt 360,45% KH năm, trong đó đi XKLĐ và làm việc ngoài huyện cho 1.209 lao động đạt 100,75% KH. Thực hiện mở 19 lớp đào tạo nghề cho 660 lao động, đạt 120% KH. Huyện tổ chức các đoàn đến tham quan hướng nghiệp, khảo sát thực tế tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh. Nâng cao năng lực, đổi mới nội dung công tác hướng nghiệp gắn với yêu cầu của thị trường lao động...

Khai giảng lớp đào tạo nghề nuôi, cung ứng sản phẩm từ trâu, bò cho nông dân thị trấn Mèo Vạc

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện trong những năm qua vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, như: Trình độ người dân còn nhiều hạn chế, nhiều lao động chỉ thích làm việc theo thời vụ không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Việc tuyên truyền chủ trương, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làm còn chưa thường xuyên, hình thức chưa phong phú. Việc đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn có nơi chưa gắn kết với nhu cầu tuyển dụng; chủ yếu được dạy lưu động tại các xã, người học sau khi tốt nghiệp có việc làm với mức thu nhập không cao nên việc duy trì việc làm của người lao động thiếu bền vững..

Trước thực trạng đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, nhất là lao động sau đào tạo tìm kiếm việc làm, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp đối với người dân, nhất là học sinh các trường THCS, THPT và Phổ thông Dân tộc Nội trú. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người lao động và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phối hợp hiệu quả giữa các cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động, hợp tác và tích cực tham gia vào quá trình tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo.

Cùng với việc triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, hiệu quả. Hoạt động đào tạo nghề ở vùng cao Mèo Vạc đã góp phần hình thành ý thức, kỹ năng và tác phong làm việc của lao động theo hướng đáp ứng nhu cầu thời đại. Từ đó, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, tạo việc làm mới, thu nhập ổn định cho người lao động trên địa bàn.


Tác giả: Minh Đức
Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.125
Hôm qua : 2.961
Tháng 07 : 7.909
Năm 2024 : 513.255