A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao “Sức đề kháng” và “Tự miễn dịch” trước thông tin xấu, độc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

CTTBTG - Lợi dụng vấn đề còn khó khăn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) ở nước ta hiện nay, để hòng làm “mất niềm tin” với Đảng, vào chế độ ưu việt của Nhà nước ta là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, bằng nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn. Vì vậy, bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối, mục tiêu của Đảng thì cần phải chú trọng nâng cao “sức đề kháng” và “tự miễn dịch” trước thông tin xấu độc trong vùng đồng bào DTTS&MN, đây là nhiệm vụ hết sức cấp thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

 

Tuyên tryền cho các em học sinh nâng cao “sức đề kháng” và “tự miễn dịch” trước thông tin xấu độc

Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó có 53 dân tộc thiểu số, với gần 14 triệu người (chiếm khoảng 14,3% dân số cả nước). Riêng vùng Đông Bắc là vùng có cơ cấu dân tộc đa dạng nhất trong cả nước với khoảng hơn 40 dân tộc. Tại Hà Giang, là một tỉnh miền núi phía Bắc, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với 19 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Mông chiếm 31,5%, dân tộc Tày 26%, dân tộc Dao 15,4%, còn lại là các dân tộc khác. Có những dân tộc rất ít người như Pà Thẻn, Lô Lô, La Chí, Pu Péo...

Trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đồng bào DTTS&MN; những năm qua, đã ban hành rất nhiều chính sách lớn, quan trọng đối với sự phát triển của các dân tộc. Một số địa phương vùng đồng bào DTTS&MN còn ban hành các chính sách đặc thù riêng của địa phương, như: hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo người DTTS vùng khó khăn, hỗ trợ học phí và trợ cấp xã hội cho học sinh, chế độ đãi ngộ đối với bác sĩ công tác tại các trạm y tế vùng DTTS&MN; chính sách bảo tồn tiếng nói, chữ viết, chính sách bảo hiểm y tế đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS… Tuy nhiên, đời sống tinh thần, vật chất vùng DTTS&MN vẫn là vùng "lõi nghèo của cả nước". Các DTTS chủ yếu sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; sống phân tán thành những khu xóm nhỏ không tập trung, giao thông đi lại khó khăn, nhiều khu dân cư còn thiếu điện thắp sáng, không có Tivi, không đài, không điện, trình độ phát triển kinh tế- xã hội còn ở mức thấp và lạc hậu.

Thủ đoạn lợi dụng trình độ lạc hậu, những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc DTTS; chúng dựa vào các chiêu bài "nhân quyền", "dân chủ", "tự do", nhất là tự do tín ngưỡng, tôn giáo; chúng còn sử dụng chính người DTTS đang sinh sống cùng địa bàn để thực hiện tuyên truyền đạo trái pháp luật. Chúng tiến hành bằng nhiều phương thức, nội dung, với rất nhiều kịch bản khác nhau, chúng tận dụng triệt để sự phát triển của các trang mạng, công nghệ để đồng bào DTTS&MN, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa nơi còn nhiều khó khăn về kinh tế- xã hội để chia rẽ khối đại đoàn kết, từng bước làm giảm niềm tin giữa đồng bào DTTS với Đảng, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điển hình mới đây, tại Thanh Hóa tổ chức Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ thực hiện dụ dỗ, lôi kéo người dân bằng những “mồi câu” béo bở, đánh vào tâm lý tò mò, ham làm giàu nhanh của người dân để dụ dỗ, lôi kéo vào Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Nhưng khi bước chân vào thì không ít gia đình "tan cửa, nát nhà", kinh tế sa sút, thể chất tinh thần bị suy kiệt, mất phương hướng, hay như vụ mới đây nhất, vào sáng ngày 11/6/2023 liên quan đến vụ nhóm người dùng súng tấn công vào Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (trong đó có khu vực làm việc của công an xã) làm tử vong và bị thương một số cán bộ, người dân và công an xã thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Tại một số địa phương khác đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN nơi còn gặp nhiều khó khăn thì hoạt động tuyên truyền thành lập “Nhà nước Mông”, tổ chức bất hợp pháp “Dương Văn Mình”, các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, tà đạo, đạo lạ còn tiềm ẩn phức tạp, có chiều hướng gia tăng trở lại.

Đối với Hà Giang, tình hình an ninh trận tự cơ bản ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiềm ẩn phức tạp, một số tà đạo như “San sư khẻ tọ”, trước đây là đạo Vàng Chứ; tà đạo này có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc, các đối tượng tuyên truyền tà đạo chủ yếu từ Trung Quốc vào các địa bàn giáp ranh biên giới như huyện Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn và một số địa bàn biên giới giáp ranh khác và một bộ phận di dịch cư tự do trước đây, quay trở lại các địa bàn thông qua hình thức về thăm thân, thông qua đi các chợ phiên… để thực hiện cài cắm, móc nối, tuyên truyền, lôi kéo, dụ dỗ, gợi ý khéo léo làm mền lòng những người dân nhẹ dạ, cả tin để đi theo học tà đạo, hòng gây chia rẽ khối đại đoàn kết trong đồng bào DTTS, gây mất an ninh trật tự, làm mai một văn hóa truyền thống văn hóa địa phương, làm cho những người theo tà đạo từ bỏ văn hóa truyền thống của dân tộc. Chúng lợi dụng tình hình đặc thù của địa bàn vùng cao, vùng có nhiều đồng bào DTTS, trình độ dân chí còn thấp, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, để chúng gia tăng liên tiếp có các hoạt động tuyên truyền tà đạo mang màu sắc đạo giáo, trái pháp luật, chủ yếu chúng nhằm vào bộ phận là người dân tộc Mông, dân tộc Dao và một số dân thiểu số khác.

Ảnh đồng bào dân tộc Cờ Lao thôn Mã Trề, xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đoàn kết giữ gìn bào tồn làm và truyền dạy nghề truyền thống - ảnh chụp tháng 6 năm 2023

Tại một số huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang xuất hiện một số tổ chức, cá nhân “núp bóng từ thiện; lợi dụng những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận đồng bào DTTS, tiến hành lôi kéo, mua chuộc họ thực hiện theo các kế hoạch chống phá cách mạng; điển hình như gần đây tại một số xã của huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh chúng tán phát tài liệu, tuyên truyền đạo lạ, ngoài ra chúng còn tô vẽ, phun sơn có dòng chữ “A di đà phật” dọc tuyến đường Quốc Lộ 4C đã làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên của vùng công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn hay như vụ Hoàng Hường liên quan tới phát ngôn gây "sốc" khi gọi người kinh doanh dịch vụ ở Dốc Thẩm Mã thuộc huyện Đồng Văn là "những người ăn xin" và gọi món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông,  Mèn mén là "cám lợn" và mới đây tại huyện Đồng Văn vào ngày 29/5/2023, cộng đồng mạng dậy sóng, bức xúc với hình ảnh một khách du lịch người nước ngoài, mặc quần áo lót ngồi xổm, lên trên tấm bia có khắc hình Quốc huy Nước Cộng hòa xã hội nghĩa Việt Nam và Thông tin điểm Cột Cờ Lũng Cú tại chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, đây là hành vi không chỉ gây mất an toàn cho du khách, mà đã vi phạm vào điều 351 Bộ Luật hình sự về tội xúc phạm đến Quốc Huy, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh du lịch Hà Giang Riêng huyện Đồng Văn (Hà Giang) trong thời gian vừa qua đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời 01 vụ lợi dụng hoạt động Bưu chính để chuyển phát tài liệu có nội dung tuyên truyền đạo trái phép, 03 vụ có dấu hiệu lợi dụng hoạt động thăm thân, du lịch, từ thiện để quảng bá tôn giáo, tuyên truyền phát triển đạo trên địa bàn huyện; 02 vụ tán phát tài liệu, tuyên truyền tôn giáo tại xã Sính Lủng với danh nghĩa đi làm từ thiện, chúng đã tổ chức phát vở cho học sinh, ở bìa trước và bìa sau vở có nội dung tuyên truyền về đạo Phật; tại thị trấn Phố Bảng cũng xuất hiện một đoàn khách du lịch phát tờ rơi có chứa nội dung tuyên truyền đạo trái pháp luật….

Qua theo dõi, các thế lực thù địch đã lập hàng nghìn trang web, blog, dàn dựng, cắt ghép tạo thành những Video, Clip đưa qua nhiều trang mạng xã hội: Zalo, Youtube, Facebook Messenger, TikTok, Instagram, Mocha, Google+, LINE, Flickr, Pinterest. … bằng những hình ảnh bắt mắt, hấp dẫn, lôi cuốn giới trẻ, nhất là giới trẻ thuộc con em đồng bào DTTS&MN, nơi còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, trình độ dân chí còn thấp, còn “nghèo” về thông tin để dụ dỗ thu hút sự chú ý của con em đồng bào DTTS&MN để tuyên truyền, phù họa, bấm like, chia sẻ các trang mạng này.

Đây là những nguy cơ không thể xem thường, thực tế đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp hữu hiệu, cách thức, đối phó, nâng cao “sức đề kháng” và “tự miễn dịch” trước thông tin xấu độc trong vùng đồng bào DTTS&MN, đây là nhiệm vụ hết sức cấp thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Trước tình hình trên, bài viết này tôi xin đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và hệ thống chính trị tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động đồng bào DTTS hiểu rõ và làm theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng xã hội. Trong đó các cấp, các ngành đề ra giải pháp phù hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết 35- NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ là con em đồng bào DTTS&MN; những đối tượng dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo để giúp họ nâng cao khả năng nhận biết được những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nâng cao “sức đề kháng” và khả năng “tự miễn dịch” trước thông tin xấu độc.

Hai là, Tiếp tục ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các DTTS&MN. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN; xóa đói giảm nghèo bền vững. Nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa đồng bào DTTS&MN so với mức bình quân của chung của cả nước. Khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên, đồng bào các dân tộc sẽ không bị lôi kéo đi theo các thế lực, thù định.

Ba là, Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về các trang thông tin đại chúng, nhất là các trang mạng xã hội; tăng cường tuyên truyền, giúp cộng đồng mạng nhận diện rõ bản chất của các quan điểm sai trái, thù địch; kịp thời nắm bắt tủ tưởng nhân dân, dư luận xã hội nhất là vùng đồng bào DTTS; chủ động phòng ngừa, đấu tranh phát hiện xử lý ngay tại khi còn đang “mần mống” ở cơ sở, không để phát sinh điểm nóng, không để các thế lực, thù địch, các phần tử xấu có cơ hội chống phá cách mạng Việt Nam; không để chúng lợi dụng những vấn đề còn khó khăn trong đồng bào DTTS để lợi dụng vào vấn đề dân tộc, tôn giáo, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc; kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, lợi dụng, lôi kéo, kích động đồng bào DTTS, để xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân, hòng làm giảm niềm tin giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Bốn là, Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương, nhất là vùng DTTS&MN; Tiếp tục quan tâm phát triển nguồn nhân lực, tăng cường cán bộ người DTTS&MN tham gia cấp ủy, chính quyền các cấp; thực tế hiện nay nhiều nơi cán bộ người DTTS trong hệ thống chính trị còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; hệ thống chính trị cơ sở ở một số vùng đồng bào DTTS còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong chỉ đạo, triển khai, cụ thể hóa việc thực hiện các kết luận, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh đảm bảo sát với điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS.

Năm là, Tiếp tục trang bị cho cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên vùng đồng bào DTTS&MN nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đến với đồng bào các DTTS.

Sáu là, Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, thông tin, hệ thống phương tiện, kỹ thuật hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, gắn với phát triển đội ngũ cán bộ, cán bộ chuyên gia giỏi về lý luận và ứng dụng tốt công nghệ thông tin chuyên đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet; đồng thời xây dựng lực lượng nòng cốt, xung kích gồm các cơ quan phụ trách lĩnh vực tư tưởng của Đảng, cơ quan tuyên truyền, cơ quan bảo vệ an ninh chính trị, trận tự an toàn xã hộ như lực lượng báo chí, các cơ quan bao gồm Tuyên giáo, Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Lực lượng vũ trang… kịp thời ngăn chặn không để các quan điểm sai trái phát tán trên mạng Internet. Xây dựng bộ máy chuyên trách từ trung ương, đến địa phương thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, liên tục đấu tranh chống quan điểm sai trái trên không gian mạng Internet.

Bảy là, Các cấp, các ngành phải thực hiện tốt công tác dự báo tình hình, các sự kiện ở địa phương, trong nước, thế giới, xu hướng phát triển các phương tiện truyền thông. Làm tốt công tác dự báo để xây dựng phương án, kế hoạch, đề ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp từ đó mới không bị động, bất ngờ.

Dương Ngọc Đức


Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.801
Hôm qua : 2.961
Tháng 07 : 7.585
Năm 2024 : 512.931