Phố cổ Đồng Văn - Quá trình hình thành và phát triển
CTTBTG - Nằm trong vùng lõi của công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, phố cổ Đồng Văn là điểm đến mà bất cứ du khách nào đặt chân lên công viên đá này đều không thể bỏ qua, tọa lạc ở trung tâm thị trấn Đồng Văn cách Hà Giang 145km về phía Bắc và được hình thành từ thời sơ khai, Phố cổ Đồng Văn nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của các dân tộc vùng cao nguyên đá.
Tên gọi Đồng Văn được phiên âm từ tiếng quan hỏa “Tổng Puôn” có nghĩa là cánh đồng buôn bán, trong lịch sử đây là trung tâm giao thương của cả huyện Đồng Văn rộng lớn, là đầu mối chính trung chuyển thuốc phiện sang Trung Quốc. Khu vực trung tâm thị trấn Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên tỉnh Hà Tuyên. Sau đó tách nhập thuộc châu Bảo Lạc do một thổ quan người Tày họ Nông ở Bảo Lạc cai quản. Khi thực dân Pháp chiếm đóng đã tách Đồng Văn ra khỏi Bảo Lạc. Năm 1887 khu vực Đồng Văn bị thực dân Pháp chiếm giữ và để thuận tiện cho việc cai trị đô hộ, chúng chia Đồng Văn thành các Châu nhỏ, đứng đầu mỗi Châu là một dòng họ thổ ty cai quản.Vùng đất Đồng Văn ngày ấy do thổ ty họ Nguyễn là ông Nguyễn Chấn Quay cai quản. Trước đây khu Phố cổ chỉ là một vùng thung lũng hoang sơ, dân cư thưa thớt. Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 khi người Pháp chiếm đóng Hà Giang, với ý định đưa khu vực này trở thành trung tâm giao thương sầm uất nên khu Phố cổ đã được xây dựng và hình thành, Người đầu tiên hoạch định và kiến thiết là ông Lương Trung Tú – lý trưởng thị trấn Đồng Văn lúc bấy giờ, sau đó nhiều ngôi nhà cổ lần lượt được xây dựng thành hai dãy nhà bao quanh chợ và kéo dài vào tận chân núi.Từ trên cao nhìn xuống, 3 dãy nhà chợ xếp thành hình chữ U, lợp ngói âm dương. Khi mới xây dựng chợ được dựng lên bằng tranh tre nứa lá, Những người già hiện đang sống trên khu phố kể lại: Tết Nguyên Đán năm 1923, khu vực phố cổ Đồng Văn xảy ra trận hỏa hoạn lớn. Ngọn lửa đó thiêu trụi gần như toàn bộ các ngôi nhà, hàng quán lợp bằng lá tranh, nứa. Thực dân Pháp chiếm đóng lúc bấy giờ đã cho quy hoạch lại và cử một số người Tày, Mông sang thuê thợ từ Trung Quốc sang thiết kế xây dựng khu nhà chợ ngày nay. chợ cổ gồm 15 gian nhà chợ, chia thành 3 dãy đối xứng tạo thành kiến trúc chữ U. cột trụ là những cột đá lớn dầy 3,4 người ôm được đục đẽo kỳ công dưới những bàn tay con người.Theo tài liệu từ 1 cuộc hội thảo về những giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của Phố cổ Đồng Văn và qua khảo sát cùng các tài liệu thu thập được thì hiện tại Phố cổ Đồng Văn còn 2 ngôi nhà có niên đại trên 100 năm, đó là nhà bà Hoàng Thị Tân và gia đình ông Lương Huy Ngán thuộc thôn Quyết Tiến.(nay là tổ 3 thị trấn Đồng Văn)Ngoài ra trong khu phố này còn có một số biệt phủ của các thổ ty khác như biệt thự của thổ ty người Tày Nguyễn Đình Cương (1828-1865) và dòng họ Nguyễn, hiện nay đã bị đánh sập chỉ còn cái nền nhà cũ do ông Nguyễn Văn Khoa sử dụng.Từ 1923-1940 các ngôi nhà ở khu vực phố Đồng Văn lần lượt được các người thợ Tứ Xuyên và những người thợ địa phương xây dựng, đó là toà nhà UBND xã Đồng Văn cũ (Nhà 3 cổng) xây dựng 1925-1928 do ông Lương Trung Tú cai quảnNgôi nhà bà Phạm Thị Thư cư trú hiện nay xây dựng 1925 do ông Tạ Hổ Thần người Trịnh Tây (Trung Quốc) cai quản,Ngôi nhà ông Phạm Văn Dục đang cư trú xây dựng năm 1927 do ông Phạm Văn Quý cai quản và còn rất nhiều ngôi nhà khác nữa hình thành nên một khu phố cổ ngày nay.Về kiến trúc: Hầu hết các ngôi nhà cổ ở Phố Đồng Văn do những người thợ Trung Quốc và thợ địa phương thiết kế xây dựng nên có những sắc thái rất chung, như: phần móng nhà và hàng hiên được xây dựng bằng đá xanh, tường thì được trình bằng đất sét trộn vôi, mật mía và giấy bản hoặc gạch nung hay gạch mộc do đó có độ bền vững chắc. Cửa ra vào và cửa sổ được thiết kế dưới dạng cửa vòm hoặc cửa vuông có ốp đá hay gạch nung ở khung cửa. Cột nhà được xây dựng bằng gạch nung hoặc gỗ nghiến, gỗ thông chắc chắn, hiện nay một số nhà trong khu phố còn giữ lại được những chân cột bằng đá có chạm trổ cầu kỳ với nhiều hình dạng khác nhau, chủ yếu là hình trụ 4 cạnh hoặc hình tròn với dáng vẻ của quả hoa Anh Túc.Trong ngôi nhà những sàn, gác 2 đều được lát ván bằng các loại gỗ quý. Các ngôi nhà được thiết kế xây dựng theo kiểu 3 gian 2 mái, lợp ngói âm dương hoặc nhà vuông ở giữa sân có lát đá (như nhà UBND cũ). Nhà cổ ở Phố cổ Đồng Văn được xây dựng trang trí, sắp đặt giống nhau gian giữa là gian quan trọng dùng để đặt bàn thờ, thẳng cửa ra vào đồng thời cũng là nơi tiếp khách, sau bàn thờ của gian giữa và hai gian bên cạnh là phòng ngủ, buồng giữa sau bàn thờ là phòng của những người lớn tuổi trong gia đình, hai bên cạnh là buồng của con cháu, nếu nhà rộng thì có thể làm bếp riêng hoặc cầu thang lên gác hai tùy theo cách bố trí của từng gia đìnhNhững ngôi nhà có dáng vẻ oai phong và nét mềm mại tinh sảo của chạm khắc gỗ đá kết hợp hài hoà giữa kiến trúc cổ TQ và nghệ thuật VN.Theo khảo sát của bảo tàng Hà Giang thì khu phố hiện nay còn khoảng 40 ngôi nhà giữ được kiến trúc cổ, tuy nhiên chỉ còn khoảng 18 trong số đó là còn được nguyên vẹn, còn lại hầu hết đã bị hư hỏng 1 phần hoặc nhiều phần. Nguyên nhân do hầu hết các ngôi nhà cổ ở Đồng Văn đã trải qua nhiều thời đại, nhiều thế hệ quản lý sử dụng, do quá trình lịch sử với nhiều biến cố, thiên tai, quá trình lão hoá của các nguyên vật liệu, sự huỷ hoại của môi trường khí hậu khắc nghiệt nơi cao nguyên đá , nên hiện nay nhiều ngôi nhà đã bị hư hại, vẻ bề thế xưa kia của khu nhà ít nhiều bị giảm làm mất đi một phần sự thâm trầm vốn có của khu phố. Trong khu Phố còn giữ được ngôi nhà 3 cổng (nhà UBND xã Đồng Văn cũ) nay là Cà phê phố cổ, được xây dựng năm 1925 - 1928, ngôi nhà được xây dựng kết hợp giữa kiến trúc cổ Trung Quốc và nghệ thuật Việt Nam,. Ngôi nhà được thiết kế theo kiến trúc cửa tam quan,(tức là có 3 cửa) Cửa ra vào và cửa sổ được thiết kế dưới dạng cửa vòm hoặc cửa vuông có ốp đá hay gạch nung ở khung cửa. cửa sổ thường được làm cao và hẹp do đó luôn giữ được không gian thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, bên trong ngôi nhà làsân lát đá phiến, theo quan niệm của người Á Đông thì đây là giếng trời, nơi thu hút và sàng lọc những tinh hoa, tinh túy của đất trời để đem lại những điều may mắn cho gia chủ, các chân cột trụ đá được trạm khắc rất tinh sảo, để có được độ bóng và màu vàng đậm trên trụ đá người ta phải tiêu tốn khá nhiều đồng bạc để mài lên phiến đá cho tới khi ánh lên độ bóng của đồng bạc giàĐến vùng cao nguyên đá thăm phố cổ Đồng Văn, thăm chợ phiên vùng cao để được hòa mình vào dòng văn hóa bản địa. Có thể nói chợ phiên là nơi thể hiện rõ nét nhất bản sắc văn hóa của người dân nơi đây. Chợ phiên vùng cao không chỉ là nơi giao thương mà còn là nơi hò hẹn gặp gỡ của các chàng trai cô gái, đây thực sự là ngày hội của đồng bào nơi biên cương heo hút đá.vào những ngày Chủ Nhật hàng tuần khi chợ phiên được tổ chức, một không khí ồn ào, tấp nập và huyên náo, những chàng trai cô gái súng sính với những bộ váy áo sặc sỡ xuống chợ phiên. Họ có thể đi mất nửa ngày đường mới tới chợ, có người đi chợ để mua bán sản phẩm hàng hóa. Các bà vợ, bà mẹ đi chợ để mua sắm, các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn Thắng Cố, còn các thanh niên nam nữ thì đi chợ để giao lưu tìm kiếm bạn tình. Đây là những biểu hiện đậm nét bản sắc văn hóa chợ của vùng cao nguyên đá. Chúng ta có thể bắt gặp đâu đó hình ảnh người vợ đứng che ô chờ chồng say rượu ngủ ở góc chợ, lề đường. Đó là hình ảnh đẹp mang đậm bản sắc không nơi nào có được.Hằng năm các cư dân nơi đây có hai dịp lễ lớn là Tết Nguyên Đán và rằm tháng 7 âm lịch. Và một số lễ nhỏ như rằm tháng giêng là 15 và 30 âm lịch, trong ngày 15/1 âm lịch tiếp tục gói bánh trưng để ôn lại không khí tết và để báo hiệu một mùa tết sắp qua, ngày 30/1 âm lịch tổng kết hết tết cầu chúc cho một năm mới, một mùa vụ mới thành công và may mắn, ngoài ra còn có rằm 5/5 âm lịch tết đoan ngọ, 15/8 lúa mới, 15/9 lễ mừng lúa trổ bông (khẩu rang). …Với những nét cổ kính rêu phong tồn tại theo dòng chảy của thời gian, Phố cổ Đồng Văn đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2010.Lường Ánh Hồng - Đồng Văn