A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Trên 1.500 ha cây cam sành của tỉnh bị nhiễm bệnh vàng lá

CTTBTG - Sau nhiều năm canh tác, đến đầu năm 2022 hơn 1.500ha cây cam sành trên địa bàn các huyện Bắc Quang, Quang Bình xuất hiện tình trạng vàng lá, khô đầu cành và sinh trưởng kém. Sau khi nắm bắt tình hình, Sở NN&PTNT đã phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả (Bộ NN&PTNT) và chính quyền địa phương 2 huyện kiểm tra tình hình, bàn giải pháp khắc phục.

Chuyên gia Viện nghiên cứu rau quả phân tích nguyên nhân cây cam bị vàng lá ngay tại vườn

Nhiều năm gắn bó với cây cam sành, song không năm nào anh Hoàng Văn Học ở thôn Thọ Quang, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang thấy diện tích cây cam sành bị vàng lá, khô đầu cành và sinh trưởng kém lan rộng như năm nay. Gần 3ha cây cam sành từ 5 đến 6 năm tuổi của gia đình liên tục xuất hiện bệnh dẫn đến năng suất cây giảm rõ rệt. Mặc dù gia đình cũng đã chăm bón, sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống bệnh, song đến nay tình trạng này vẫn không giảm.

Việc lạm dụng thuốc BVTV phân bón vô cơ cũng khiến cho độ PH trong đất giảm, tích tụ nhiều mầm bệnh gây hại

Không chỉ riêng gia đình anh Học, mà trên 1.500 cây cam sành tại các vùng trọng điểm như xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Tiên Kiều của huyện Bắc Quang; Yên Hà, Hương Sơn huyện Quang Bình cũng xuất hiện tình trạng bệnh tương tự. Tình trạng cây cam bị vàng lá, khô đầu cành, sinh trưởng, phát triển kém và chết xuất hiện từ năm 2021 nhưng bắt đầu lan rộng từ đầu năm nay, nhất là sau những đợt mưa đầu mùa.

Sở NN&PTNT, các chuyên gia đề nghị các địa phương rà soát tổng thể các diện tích bị nhiễm bệnh

Qua kiểm tra thực tế và khảo sát các hộ trồng cam, ngành chuyên môn và các chuyên gia nhận định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vàng lá, khô cành trên cây cam được xác định do quy trình canh tác chưa đảm bảo, người dân chưa bổ sung dinh dưỡng đúng, đủ theo thời gian sinh trưởng, phát triển của cây. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ cũng khiến cho độ PH trong đất giảm, tích tụ nhiều mầm bệnh gây hại.

Tình trạng cây cam bị vàng lá, khô đầu cành, sinh trưởng, phát triển kém và chết xuất hiện từ năm 2021 

Qua kiểm tra thực tế và có buổi làm việc với một số hộ trồng cam, chính quyền địa phương 2 huyện Bắc Quang và Quang Bình, Sở NN&PTNT, các chuyên gia đề nghị các địa phương rà soát tổng thể các diện tích bị nhiễm bệnh. Xác định rõ diện tích có nhu cầu chuyển đổi sang các loại cây trồng khác và diện tích cần phục hồi lại, nhất là những diện tích đang thụ hưởng chính sách vay vốn hỗ trợ của Nghị quyết 58 HĐND tỉnh. Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vận động nhân dân thực hiện đúng quy trình sản xuất/.

Văn Bính- Tuấn Quỳnh


Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.251
Hôm qua : 3.304
Tháng 10 : 32.775
Năm 2024 : 835.752