A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Giang tăng cường quản lý trang trại quy mô vừa và nhỏ

CTTBTG - Những năm qua, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Giang có sự chuyển biến tích cực, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm; chuyển hướng phát triển chăn nuôi nông hộ từng bước sang chăn nuôi trang trại với quy mô nhỏ và vừa. Tổng số trang trại trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 208 trang trại, tăng 49,6% so với năm 2020 bằng 69 trang trại. Để đưa các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vào hoạt động đúng theo quy định của Pháp luật, Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp tỉnh phối hợp UBND các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các chủ trang trại trên địa bàn khi chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện chăn nuôi theo quy định của Luật chăn nuôi.

 

Kiểm tra điều kiện chăn nuôi tại huyện Hoàng Su Phì

Trong tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2023 Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà giang đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện thành phố thực hiện kiểm tra đánh giá điều kiện chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh gồm các nội dung như: vị trí xây dựng chồng trại, mật độ chăn nuôi, nguồn nước, công tác bảo vệ môi trường, thiết kế chuồng trại, sổ sách theo dõi các hoạt động chăn nuôi và khoảng cách an toàn trong chăn nuôi.

Tổng số trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa được kiểm tra là 63/208 trang trại. Qua kiểm tra các chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn đã có đầu tư vào xây dựng chuồng trại chăn nuôi, công tác vệ sinh chuồng trại tương đối sạch sẽ, đa phần các cơ sở chăn nuôi đã đầu tư bể bioga để xử lý chất thải chăn nuôi nên đàn gia súc gia cầm khoẻ mạnh, không có dịch bệnh xảy ra.

Tuy nhiên bên cạnh các mặt đã đạt được trong quy định về điều kiện chăn nuôi của  Luật Chăn nuôi thì các trang trại trên địa bàn tỉnh còn có một sô tồn tại, hạn chế như: Đa phần các trang trại chưa có giấy phép về môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường chăn nuôi (duy nhất có 01 HTX của huyện Bắc Mê đã xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường chăn nuôi và được UBND huyện phê duyệt); 100 % các trang trại chưa có sổ sách ghi chép quá trình chăn nuôi như theo dõi việc sử dụng thức ăn, vắc xin, thuốc thú y hàng ngày; Một số trang trại thiết kế chuồng chăn nuôi dưới gầm sàn, gần nhà, gần khu dân cư không đảm bảo về mặt khoảng cách theo quy định; Một số trang trại đã có hệ thống thu gom chất thải nhưng chưa đảm bảo theo quy định (hố ủ phân chưa có mái che, chưa được đổ bê tông đáy, nước thải từ hầm biogas xả trực tiếp ra môi trường); Các trang trại chưa tự giác thực hiện việc kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định.

+ Nguyên nhân: Quỹ đất hạn hẹp, người dân quen với tập quán chăn nuôi gần nhà để bảo vệ tài sản; Một số huyện vùng cao nguồn nước hạn hẹp, việc sử dụng bioga để xử lý chất thải chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, các chế phẩm sinh học không sẵn bán trên địa bàn huyện, người dân thường có thói quen dùng phương pháp phơi phân và tận dụng nguồn phân để bón cho cây trồng. Tuy nhiên thì phương pháp này lại gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người và vật nuôi; Một số trang trại gần sông suối không có ý thức trong việc bảo vệ môi trường nên đã tự ý xả thải chất thải trực tiếp ra ngoài môi trường; Mặc dù đã chăn nuôi theo hướng trang trại nhưng người dân chưa có sự bài bản trong việc ghi chép và hoạch toán hiệu quả chăn nuôi; Các cơ sở chăn nuôi chưa tìm hiểu, nắm bắt và cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi; Người dân chưa thực sự hiểu về lợi ích của việc kê khai hoạt động chăn nuôi.

Trang trại chăn nuôi gà H’Mông tại xã Tùng Bá – Vị Xuyên

Để các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về điều kiện chăn nuôi, đoàn kiểm đề nghị UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra và thường xuyên hướng dẫn tuyên truyền, đôn đốc nhắc nhở các chủ trang trại thực hiện kê khai chăn nuôi; ghi sổ sách theo dõi các hoạt động toàn quá trình chăn nuôi để giúp ích việc truy suất ngồn gốc sản phẩm; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi, phải thực hiện tốt công tác xử lý môi trường chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định.


Tác giả: Nguyễn Thị Hương Chi cục CNTY
Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.129
Hôm qua : 2.961
Tháng 07 : 7.913
Năm 2024 : 513.259