A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Vôi hóa cột sống dùng thuốc gì?

Vôi hóa cột sống do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, hầu hết các ca bệnh có thể được điều trị khỏi và phục hồi chức năng cột sống tốt, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách.

1. Các biện pháp điều trị vôi hóa cột sống

Người bệnh bị vôi hóa cột sống, được phát hiện sớm và nguyên nhân gây bệnh không phải là do biến chứng của bệnh lý mạn tính khác gây ra, có thể điều trị bằng tập luyện và vật lý trị liệu.

Mục đích điều trị là phục hồi chức năng, cải thiện tính linh hoạt của cột sống bằng các bài tập phù hợp. Trường hợp có những cơn đau ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau giúp bệnh nhân dễ chịu.

Những phương pháp điều trị vôi hóa cột sống hiện nay thường được áp dụng:

  • Chỉnh tư thế đúng trong mọi hoạt động, đặc biệt là khi ngồi dậy sau khi ngủ, tư thế ngồi, tư thế đứng.

  • Nằm ngửa để giảm áp lực lên cột sống, hạn chế tình trạng bị cong vẹo cột sống.

  • Nghỉ ngơi hợp lý để cột sống có đủ thời gian phục hồi chức năng.

  • Luyện tập những bài tập hỗ trợ chỉnh và tăng cường sức khỏe lưng, cột sống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm nếu có những cơn đau làm ảnh hưởng đến chất lượng sống.

  • Tiêm ngoài màng cứng bằng nội soi để cải thiện và phục hồi tình trạng tổn thương ở cột sống.

Vôi hóa cột sống dùng thuốc gì?- Ảnh 1.

 

 

Vôi hóa cột sống do nhiều nguyên nhân.

1.1 Các thuốc điều trị vôi hóa cột sống

Các thuốc thường được chỉ định gồm thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn cơ, hỗ trợ sụn khớp. Các thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh, làm chậm quá trình thoái hóa. Sử dụng thuốc giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.

Thuốc giảm đau: Paracetamol...

- Thuốc kháng viêm không steroid: Meloxicam, piroxicam…

Thuốc giãn cơ: Mydocalm, cyclobenzaprine, baclofen, metaxalone có tác dụng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, ức chế co thắt giúp giảm đau hiệu quả.

- Thuốc hỗ trợ sụn khớp: Glucosamine, chondroitin hiện nay vẫn không có chỉ định dùng phổ biến và chưa có các tài liệu nghiên cứu chính thức về vai trò cũng như hiệu quả điều trị của thuốc trong bệnh lý vôi hóa cột sống.

Lưu ý: Các thuốc điều trị vôi hóa cột sống cần có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý dùng để tránh tác dụng phụ. Các thuốc không có tác dụng điều trị triệt để, cần kết hợp điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc.

  • Cảnh báo tư thế ngồi dễ mắc thoái hóa cột sống

1.2. Phương pháp không dùng thuốc

Vật lý trị liệuLà phương pháp cải thiện chứng vôi hóa cột sống hiệu quả. Các phương này gồm siêu âm trị liệu, xoa bóp, nhiệt trị liệu… khá an toàn và có hiệu quả lâu dài.

- Y học cổ truyền: Có thể áp dụng một số phương pháp như châm cứu, bấm huyệt nhằm điều trị giảm đau do vôi hóa cột sống.

Khi kết hợp các phương pháp điều trị với thay đổi lối sống, triệu chứng vôi hóa cột sống có thể được cải thiện song người bệnh cần kiên trì thực hiện. Khi đã thực hiện tốt, bài bản các phương pháp điều trị nhưng không giảm đau, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm ngoài màng cứng.

1.3 Phẫu thuật điều trị vôi hóa cột sống

Khi bệnh nhân không đáp ứng được những phương pháp điều trị trên, bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật cột sống. Đây không phải là một phương pháp ưu tiên do tính rủi ro khá cao. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cẩn thận xem xét dựa trên sức khỏe và tình trạng bệnh của người bệnh để chỉ định mổ hở hoặc nội soi.

Vôi hóa cột sống dùng thuốc gì?- Ảnh 3.

Các thuốc chỉ nhằm mục đích điều trị triệu chứng đau cho bệnh nhân vôi hóa cột sống.

2. Lưu ý khi điều trị vôi hóa cột sống

- Các loại thuốc giảm đau, chống viêm có thể giảm triệu chứng đau, nhưng không phải là thuốc điều trị bệnh. Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa... Do đó phải thận trọng khi sử dụng. Chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng và đủ liều, không dùng thuốc kéo dài, không tự ý tăng hoặc giảm liều...

- Tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt hàng ngày, hạn chế tình trạng ngồi/đứng lâu một tư thế. Tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột, sai tư thế.

- Có chế độ ăn uống khoa học và luôn giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng.

- Thường xuyên tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức và hỗ trợ khớp như bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh...

- Điều trị tốt các bệnh lý ảnh hưởng đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống lưng...


Nguồn: Báo Sức khoẻ và đời sống
Thống kê truy cập
Hôm nay : 621
Hôm qua : 1.689
Tháng 06 : 91.873
Năm 2024 : 504.259