A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh trên địa bàn tỉnh Hà Giang

CTTBTG - Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước, với tình yêu nước lớn lao, khát vọng, hoài bão, các thế hệ học sinh Việt Nam ngày ngày mê say rèn luyện, học tập, bồi đắp kiến thức, trình độ để góp sức xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Tuy nhiên, trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường những tiêu cực đến từ Internet, mạng xã hội đa chiều, phức tạp; học sinh đã trở thành nhóm đối tượng mà các thế lực thù địch tập trung lựa chọn để lôi kéo, mua chuộc, chuyển hoá. Do đó cần hết sức quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, kiên quyết đấu tranh, bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Hà Giang có trên 810 cơ sở giáo dục, trong đó có 211 trường mầm non, 169 trường tiểu học, 144 trường THCS, 46 trường TH&THCS, 18 trường THCS&THPT, 22 trường THPT, 9 trung tâm GDNN - GDTX huyện; 01 trường Trung cấp DTNT - GDTX Bắc Quang; 1 Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp tỉnh, 193 trung tâm học tập cộng đồng, trên 1.100 điểm trường với tổng số trên 269.600 học sinh và 17.925 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

          Những năm qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh là việc làm thường xuyên được ngành giáo dục và các trường họctrên địa bàn tỉnh quan tâm, chú trọng đổi mới. Những môn học đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách cho học sinh như môn đạo đức, môn giáo dục công dân, môn giáo dục kinh tế - pháp luật luôn được bố trí đảm bảo đủ thời lượng, chất lượng trong từng tiết học. Phương pháp giảng dạy cũng không ngừng được đổi mới, giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy, giúp cho học sinh sáng tạo, chủ động nghiên cứu, sưu tầm tài liệu học tập. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khoá, sân khấu, tham quan trải nghiệm, giáo dục về truyền thống uống nước nhớ nguồn, bảo vệ sức khoẻ sinh sản, tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường… cũng thường xuyên được tổ chức, tạo hứng thú cho học sinh.

          Không chỉ riêng địa bàn tỉnh Hà Giang, trên cả nước công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh đã được các nhà trường tập trung đẩy mạnh thực hiện. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi vẫn xuất hiện một bộ phận học sinh có tư tưởng chính trị không vững vàng, phẩm chất đạo đức kém, có lối sống không lành mạnh.Mới gần đây, trong dịp nghỉ lễ  Quốc khánh mùng 2/9,  một nam sinh có tên Chu Ngọc Quang Vinh, là học sinh lớp 12 chuyên Anh của trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (TP. Yên Bái) đã sử dụng tài khoản Facebookcá nhân “Chu Vinh” đăng tải 01 Story (bài đăng, hình ảnh dạng tin) bày tỏ quan điểm về việc bản thân nam sinh không tin vào các nội dung được giảng dạy trong nhà trường; chỉ quan tâm đến bản thân, đến lợi ích viển vông ở xứ "thiên đường” là các nước phương Tây xa xôi... Bên cạnh đó, học sinh này từng giành vòng nguyệt quế tại cuộc thi Tuần củaChương trình Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24 với 300 điểm. Vinh cho rằng, việc ôn thi Đường lên đỉnh Olympia chỉ để sống ở nước ngoài với mưu cầu lợi ích cá nhân. Ngoài ra, nam sinh thừa nhận việc học lịch sử không phải theo ý muốn của bản thân.Sự việc này đã gây bức xúc trong dư luận trên toàn quốc, khi mà cả nước đang tự hào hướng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

         

Cư dân mạng bức xúc trước phát ngôn của nam sinh

              Một câu hỏi đặt ra là, tại sao một học sinh THPT có tư tưởng chính trị như vậy? phải chăng đó là do những gì mà các bạn đã tiếp xúc được trên Internet, mạng xã hội. Tôi rất tâm đắc với câu nói “vài người thường ăn hải sản rồi lại chê bai mùi cá ao”, nhiều bạn trẻ nghĩ là mình giỏi, học được đôi ba con chữ phương Tây đã bắt đầu ảo tưởng về tài năng thật sự của bản thân. Họ nghĩ rằng họ học nhiều, hiểu nhiều, nhưng tất cả những gì họ biết chỉ gói gọn trong một cái vòm trời tròn xoe bé tý.Dù là người trẻ, còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng những lời nói sai lệch, ấu trĩ này rất đáng chê trách, bởi Tổ quốc, dân tộc, quê hương là thiêng liêng, không ai được quyền chối bỏ.

          Đối với địa bàn tỉnh Hà Giang, tuy chưa ghi nhận trường hợp học sinh có tư tưởng chính trị sai lệch, nhưng thực tế vẫn tồn tại một bộ phận học sinh tu dưỡng đạo đức kém, chơi bời lêu lổng, buông thả trong học tập. Mới đây thôi, cũng trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh mùng 2/9 tại khu vực hồ Noong, thôn Noong 1, xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, một nhóm thanh thiếu niên với khoảng 60 phương tiện xe mô tô đã có hành vi tụ tập đông người, không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người quy định, mang theo hung khí, gây mất ANTT... không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra của lực lượng Cảnh sát Giao thông. Đáng chú ý, đa số người điều khiển phương tiện đều dưới 18 tuổi, không có giấy phép lái xe. Hoặc có thể kể đến sự việc xảy ra vào ngày 03/9/2024, hai nam sinh sinh năm 2009, trú tại thôn thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên đã có hành vi dùng dao chém rời phần chắn bùn và biển số xe máy của người đi đường khi đang di chuyển trên Quốc lộ 2 chỉ vì làm theo video trên nền tảng mạng xã hội Tiktok. Với mục đích quay lại và đăng lên mạng xã hội, thu hút người xem, sự thiếu biểu biết dẫn đến hành vi của 02 thanh niên này đã gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Hình ảnh nhóm thanh niên tụ tập tại khu vực hồ Noong ngày 02/9/2024

 (nguồn: Fanpage Công an tỉnh Hà Giang)

          Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cho học sinhlà việc làm rất quan trọng, cần thiết, không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cả về sau. Đây là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, các cơ sở giáo dục cầnchủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng trong học sinh,từng bước củng cố niềm tin, khơi dậy khát vọng cống hiến trong thế hệ trẻ.Có như vậy, mới tạo ra một thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trách nhiệm với xã hội đất nước.

          Bên cạnh đó, cầnchú trọng lồng ghép nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh thông qua đa dạng các hoạt độnggiáo dục như sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức phiên toà giả định, tham quan di tích lịch sử, biểu diễn hoạt cảnh, tiểu phẩm…, giúp cho các em có thêm kỹ năng ứng xử văn hóa trên không gian mạng, kỹ năng sử dụng internet và mạng xã hội an toàn, hiệu quả. Giáo viên cần thường xuyên nắm bắt tâm tư hoàn cảnh của học sinh để động viên, giúp đỡ, giáo dục uốn nắn, điều chỉnh hành vi học sinh một cách kịp thời. Việc giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cho thế hệ tương lai của đất nước một cách có hiệu quả, có chất lượng là trách nhiệm không chỉ của các cơ sở giáo dục mà còn của cả hệ thống chính trị, xã hội cùng chung tay góp sức, tạo bước chuyển biến quan trọng trong giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh từ trên ghế nhà trường.         

          Thay cho lời kết, tôi xin trích một khẩu hiệu đã gắn liền với công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho rất nhiều thế hệ học sinh, mong rằng thế hệ trẻ sẽ luôn luôn biết ơn, không ngừng học tập, rèn luyện, sống có trách nhiệm và thêm yêu quê hương, đất nước.

“Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”


Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn (Công an tỉnh)
Nguồn: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY VỊ XUYÊN
Thống kê truy cập
Hôm nay : 362
Hôm qua : 1.310
Tháng 12 : 41.842
Năm 2024 : 978.540