Câu chuyện 3 người thợ xây một bức tường
Có một cuốn sách của một nhà cải cách tôn giáo thế kỷ 15, trong đó ông kể một câu chuyện xảy ra từ khi ông còn nhỏ. Câu chuyện ấy đã thay đổi toàn bộ cuộc đời ông.
Ông kể rằng một ngày nọ ông đi qua một tòa nhà lớn đang xây dưới ánh mặt trời nóng đến rộp cả da, quanh đó là những người đàn ông đan bưng bê gạch đá, tất cả đều ước đẫm mồ hôi.
Ông đến hỏi: “Các anh đang làm gì thế?”, và ông nhận được ba câu trả lời…khác nhau.
Người thợ xây thứ nhất nói với một thái độ gắt gỏng: ông không thấy đường à? Tôi đang cực khổ chét hồ để ốp từng viên gạch chứ còn làm gì nữa.
Người thợ xây thứ hai điềm tĩnh hơn, ông ta xếp các viên gạch thành một hàng ngay ngắn, lướt mắt nhìn chúng rồi nói: Tôi đang xây một bức tường đấy thôi.
Ông tiến đến hỏi người thợ xây thứ 3, dường như có một luồng ánh sáng nhẹ nhàng, phấn khởi trong mắt người đàn ông này khi ông đặt những viên gạch xuống, ngẩng đầu lên, lau mồ hôi và nói rất hãnh diện: “ông hỏi tôi à? Chúng tôi đang xây một công trình vĩ đại, một nhà thờ đấy!”
10 năm sau…
Người thứ nhất vẫn là thợ xây,người thứ hai trở thành một kiến trúc sư, còn người thứ ba trở thành ông chủ của hai người kia.
Kết luận
Tôi gọi thái độ của người đàn ông thứ nhất là bi quan. Anh ta xem công việc mình làm chỉ như một thứ gánh nặng trong cuộc đời cực nhọc; anh ta chỉ biết chăm chăm nhìn vào sự gian khổ của khoảnh khắc này (dĩ nhiên khoảnh khắc này là có thực).
Thái độ của người đàn ông thứ hai là cái mà tôi gọi là tinh thần chuyên nghiệp. Anh ta biết mình đang xây một bức tường, bức tường ấy là bộ phận của một sản phẩm hoàn chỉnh và anh ta phải làm hết sức để kiếm tiền. Đó là một bổn phận nghề nghiệp và thái độ của anh ta phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn. Song, anh ta không có bất kỳ thiên hướng nào cao hơn.
Tôi gọi thái độ của người đàn ông thứ ba là thái độ tư tưởng chủ nghĩa. Bởi anh ta biết mỗi viên gạch và từng giọt mồ hôi mình đang đổ ra sẽ đóng góp vào việc dựng nên một chốn thiêng liêng – một nhà thờ. Anh ta thấy mỗi đóng góp của mình đều có giá trị và anh đã nhìn thấy kết quả trong công việc gian khổ mình đang làm. Anh làm việc không phải với tư cách của một “món đồ khí cụ”. Những việc anh ta làm được nối kết với thế giới của chúng ta, với ước mơ của chúng ta như anh ta nói, đó là một thứ hiện hữu với chúng ta: một nhà thờ. Và tại cùng thời điểm ấy, vì anh ta đã đắm mình trong giấc mơ về một nhà thờ, nên tư tưởng của anh vượt ra khỏi những thành quả mang tính cá nhân để đạt đến những giá trị tinh thần tuyệt vời hơn nhiều…
Câu trả lời của người thợ xây thứ ba rõ ràng là hồ hởi, háo hức hơn nhờ khả năng “nhìn xa” của anh ta. Anh nhìn xa hơn công việc hiện tại mình đang làm, anh trông thấy trước thành quả và dự báo được chuyện sẽ đến trong tương lai với một bản vẽ tòa nhà nguy nga đã có từ trước trong đầu. Chắc chắn, công việc và cuộc sống của người thứ ba sẽ nhiều niềm vui và thú vị hơn nhiều hai người thợ xây còn lại.
Sưu tầm